Cấu trúc của cơ thể con người rất phức tạp, và một số dấu hiệu nhỏ có thể che giấu những căn bệnh lớn. Một phụ nữ 22 tuổi cùng chồng đến bác sĩ và phàn nàn rằng, sau hơn 1 năm kết hôn vẫn chưa mang thai. Sau khi kiểm tra, đã có kết quả đáng kinh ngạc.
Bác sĩ Trần Bảo Nhân, bác sĩ phụ sản khoa nổi tiếng tại Bệnh viện Đại học quốc gia Đài Loan đã chia sẻ về trường hợp một cô gái 22 tuổi tên Tiểu Lam, kết hôn hơn một năm nhưng vẫn chưa mang thai. Cô và chồng đã đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Bác sĩ sau khi hỏi tỉ mỉ mới phát hiện, cô gái từ thời thiếu nữ đến hiện tại chưa từng có kinh nguyệt, bình thường 16 tuổi không thấy kỳ kinh nguyệt đầu tiên cần phải đến bệnh viện để khám, nhưng cô từ nhỏ chỉ sống với bố, cũng rất ngại giao tiếp. Cô cũng đã có bạn trai và có quan hệ tình dục, nhưng không thấy có sự bất thường nào.
Cô gái kết hôn hơn 1 năm vẫn chưa có thai, đi khám phát hiện bệnh bẩm sinh.
Cô gái kết hôn sớm, và đời sống tình dục với chồng không bị cản trở, chỉ là do hơn 1 năm sau kết hôn, Tiểu Lam vẫn chưa có thai. Bác sĩ Trần Bảo Nhân nói: “Có kết quả, tôi nhìn vào dòng chữ “từ trước đến nay chưa có kinh nguyệt” thì trong đầu đã có suy nghĩ tử cung, buồng trứng và âm đạo có phát triển đầy đủ hay không?”.
Bác sĩ Trần Bảo Nhân chỉ ra trường hợp của Tiểu Lam là bị Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH), cô chỉ phát triển một nửa tử cung, buồng trứng vẫn phát triển bình thường, và đời sống tình dục không bị cản trở, nhưng phụ nữ mắc hội chứng MRKH không có tử cung chức năng nên họ không thể sinh con (vô sinh).
Sau kiểm tra, bác sĩ Trần Bảo Nhân chẩn đoán cô gái mắc Hội chứng MRKH
Tuy nhiên, một số phụ nữ có hội chứng này có thể có con bằng cách sử dụng thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng của mình và mang thai hộ. Do hội chứng MRKH có thể có nguồn gốc di truyền, do đó cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ và nhân viên y tế về nguy cơ truyền bệnh cho trẻ trước khi quyết định thụ thai.
Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là gì?
Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến phụ nữ. Hội chứng này đặc trưng bởi tử cung và âm đạo phát triển không đúng ở những phụ nữ có chức năng buồng trứng và cơ quan sinh dục ngoài bình thường. Phụ nữ bị rối loạn này có các đặc tính sinh dục vẫn phát triển bình thường ở tuổi dậy thì như vú to lên và mọc lông mu, nhưng không có chu kỳ kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Thông thường, không có chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của hội chứng này.
Phạm vi và mức độ nghiêm trọng của hội chứng MRKH có thể khác nhau rất nhiều và rối loạn thường được chia thành loại I xảy ra cục bộ và loại II xảy ra kèm với những bất thường của hệ thống cơ quan khác, chủ yếu là thận và khung xương. Do bản chất của rối loạn này, hội chứng MRKH có thể gây ra những thách thức đáng kể về tâm lý và tư vấn tâm lý được khuyến khích.
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Rokitansky-Kuster-Hauser Mayer là gì?
Phụ nữ mắc hội chứng MRKH thường không có tử cung
Những bé gái với hội chứng MRKH có buồng trứng và ống dẫn trứng bình thường. Thông thường tử cung nhỏ hoặc không có, âm đạo thường ngắn và hẹp hơn bình thường hoặc không có. Đôi khi chỉ có một thận thay vì hai.
Khoảng 3% các bé gái được chẩn đoán MRKH bị giảm thính lực và một số có vấn đề về cột sống như vẹo cột sống (độ cong của cột sống).
Các bé gái với hội chứng MRKH có “cơ quan sinh dục bên ngoài bình thường” có nghĩa là tất cả mọi thứ ở bên ngoài của âm đạo không bị ảnh hưởng. Phần này được gọi là “âm hộ”, bao gồm âm vật, niệu đạo, môi âm hộ, cửa âm đạo, màng trinh và hậu môn.