Sau khi ăn đừng dại làm ngay 4 việc này nếu không sẽ hại dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Khi gặp vấn đề đường tiêu hóa, nhiều người cho rằng bản thân ăn sai cách nhưng thực tế, những thói quen sau bữa ăn cũng có thể dẫn đến khó tiêu, thậm chí gây bệnh.
Ngoài các thức ăn gây kích thích như thức ăn nhiều dầu, cay và mặn, cũng như rượu và cà phê, gây ra gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa, bác sĩ y học cổ truyền người Hàn Quốc Kim So-heung cũng chỉ ra 4 thói quen sau ăn dưới đây có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày.
1. Nghỉ ngơi ngay sau khi ăn
Một số người cho rằng cần phải nghỉ ngơi sau bữa ăn nhưng khi thức ăn vào dạ dày vẫn cần những hoạt động đơn giản để giúp tiêu hóa. Nếu bạn ngồi im một chỗ, thậm chí là nằm, cơ thể sẽ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, bao gồm cả các hoạt động tiêu hóa cũng sẽ rơi vào trạng thái trì trệ.
Ví dụ, nếu bạn ngồi xem TV 1-2 tiếng sau bữa tối, tất cả các cơ quan ngoại trừ mắt và ngón tay cần sử dụng để điều khiển TV thì các cơ quan khác sẽ chuyển sang trạng thái ngủ như máy tính. Trong trường hợp đó, ngoài khả năng trao đổi chất bị suy giảm, tiêu hao năng lư
ợng cũng sẽ giảm, nhu động đường tiêu hóa cũng giảm theo.Ngoài ra, các chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ bị phân hủy từ từ và đi vào trạng thái sẵn sàng được tiêu thụ. Nhưng nếu không có hoạt động, nó sẽ khiến chúng chuyển hóa thành chất béo và tích trữ.
Vì vậy, thay vì nằm hoặc ngồi lâu sau bữa ăn, bạn nên đi dạo khoảng 10 đến 20 phút, điều này không những tránh được tình trạng đường huyết tăng cao mà còn giảm chuyển hóa đường glucose thành chất béo. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, nếu sau bữa ăn dễ bị khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi thì nên nghỉ ngơi sau bữa ăn từ 10 đến 15 phút rồi mới đi dạo.
2. Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn
Nhiều người thích ăn hoa quả làm món tráng miệng sau bữa ăn, nhưng môi trường tiêu hóa cũng sẽ dẫn đến quá trình lên men của hoa quả ngọt. Mặc dù bản thân trái cây dễ tiêu hóa, không có nhiều thời gian lên men nhưng khi đã có thức ăn trong dạ dày sẽ làm tăng thời gian ứ đọng của trái cây và trộn lẫn với thức ăn đã tiêu hóa.
Đặc biệt, hầu hết các loại trái cây đều chứa một lượng lớn đường fructose, khi gặp vi sinh vật trong thực phẩm khác, chúng có thể bắt đầu lên men trong dạ dày và tạo ra khí, gây ra các triệu chứng như đầy hơi hoặc khó tiêu. Vì vậy, nếu bạn thích ăn trái cây thì thường nên ăn trước bữa ăn, điều này không chỉ mang lại cảm giác no mà còn tránh tình trạng ăn quá nhiều sau đó. Hoặc nếu muốn ăn sau bữa ăn, bạn nên đợi khoảng 1 tiếng hãy ăn trái cây.
3. Ngủ ngay sau khi ăn
Mặc dù đối với nhiều nhân viên văn phòng, chợp mắt sau bữa ăn là một điều may mắn hiếm có. Hầu hết những giấc ngủ ngắn ở văn phòng sẽ được thực hiện trên bàn làm việc, những tư thế có thể chèn ép dạ dày và gây ra quá trình tiêu hóa chậm hơn. Đây là lý do tại sao một số người bị đầy hơi, nấc cụt, thậm chí đau bụng sau khi ngủ trưa.
So với việc ngủ trưa, nên đi dạo sau bữa trưa sẽ có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi hiệu quả hơn, nếu thực sự buồn ngủ mà phải ngủ thì cũng không nên nằm trên bàn mà nên dựa lưng vào ghế.
Nếu ngủ ngay sau khi ăn, thức ăn trong dạ dày sẽ không được tiêu hóa đúng cách. Nếu nằm xuống, quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng sẽ không được tối ưu.
Khi nằm, axit không chảy xuống được, sẽ trào ngược qua dạ dày đến thực quản và các bộ phận nhạy cảm của hệ tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng, cảm giác đau rát ở ngực hoặc cổ họng.
4. Hút thuốc
Chất nicotin được hấp thụ khi hút thuốc sau bữa ăn sẽ kích thích tiết axit dạ dày, dẫn đến tiết axit dạ dày quá mức, làm suy yếu chức năng cơ thắt thực quản dưới, tăng khả năng trào ngược axit dạ dày. Ngoài ra, các thành phần của thuốc lá có thể ức chế axit dịch vị, làm tăng nguy cơ loét dạ dày hoặc viêm dạ dày. Đặc biệt những người đã bị loét dạ dày, viêm dạ dày thì tốt nhất không nên hút thuốc sau bữa ăn.