Không chỉ là nàng hoa hậu có chiều cao khủng, Tân Hoa hậu Đỗ Thị Hà còn sở hữu vóc dáng vạn người mê với thân hình thon thả.
Đêm 20/11 vừa qua, cô gái trẻ Đỗ Thị Hà đã được xướng tên cho ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2020. Dù mới 19 tuổi nhưng Đỗ Hà đã sở hữu nhan sắc cùng thần thái tuyệt vời. Tân Hoa hậu không chỉ khiến nhiều người xuýt xoa vì sở hữu vóc dáng cao ráo, đôi chân dài 1,1 mét mà còn sở hữu thân hình nuột nà.
Tân Hoa hậu Đỗ Thị Hà khi đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2020.
Hình ảnh xinh đẹp, khỏe khoắn trong cả đời thường và khi dự thi của nàng Tân Hoa hậu.
Khi lướt qua trang Instagram cá nhân của Tân Hoa hậu mới phát hiện chế độ giúp ăn làm nên vóc dáng nuột nà của cô chính là dựa vào phương pháp ăn kiêng Keto. Đỗ Hà chia sẻ một số hình ảnh về các bữa ăn của mình cùng dòng trạng thái: "No Keto, only my favorite" (tạm dịch: Không hẳn là Keto, chỉ đơn giản đó là sở thích của tôi).
Chế độ ăn keto đã trở thành một trong những chế độ ăn kiêng phổ biến nhất trong những năm gần đây. Có hơn một triệu lượt tìm kiếm trên Google mỗi tháng về chế độ ăn keto.
Không chỉ những người muốn giảm cân quan tâm tới chế độ ăn kiêng mà các nhà nghiên cứu cũng quan tâm nhiều hơn đến nó như một chế độ ăn uống chữa bệnh. Năm 2015, có 159 nghiên cứu được liệt kê trong cơ sở dữ liệu PubMed (do Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ và Viện Y tế Quốc gia Mỹ điều hành). Vào năm 2018, con số đó đã tăng gấp đôi, với 322 nghiên cứu được công bố.
Tân Hoa hậu Đỗ Thị Hà có sở thích ăn keto để giữ dáng và sức khỏe.
Chế độ ăn keto là gì?
Chế độ keto đòi hỏi tiêu thụ nhiều chất béo, một lượng protein vừa phải và một lượng rất hạn chế carbs tương ứng với 75% 20% và 5% lượng calo hàng ngày của bạn, theo Pamela Nisevich Bede - chuyên gia dinh dưỡng của Abbott's EAS Sports Nutrition ở Columbus, Ohio, Mỹ cho biết.
Sau khi bạn tuân theo chế độ ăn kiêng trong một vài ngày, cơ thể bạn bước vào trạng thái ketosis, có nghĩa là nó đã bắt đầu sử dụng chất béo để làm năng lượng.
Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn keto
Lợi ích sức khỏe rõ ràng và đã được chứng minh duy nhất của chế độ ăn keto là làm giảm các cơn co giật động kinh ở trẻ em. Trên thực tế, các bác sĩ đã sử dụng keto trị liệu cho chứng bệnh này từ những năm 1920.
Theo Epilepsy Foundation, chế độ keto thường được đề xuất cho những trẻ mắc một số rối loạn (như hội chứng Lennox-Gastaut hoặc hội chứng Rett) và không đáp ứng với thuốc điều trị động kinh. Họ lưu ý rằng keto có thể làm giảm một nửa số cơn co giật mà những đứa trẻ này mắc phải, với 10-15% trường hợp không co giật. Trong các trường hợp khác, nó cũng có thể giúp bệnh nhân giảm liều lượng thuốc của họ.
Hội chứng chuyển hóa: Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2017 trên tạp chí Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews (tạm dịch: Bệnh tiểu đường & Hội chứng chuyển hóa): Nghiên cứu và đánh giá lâm sàng đã gợi ý rằng những người trưởng thành mắc bệnh chuyển hóa sau chế độ ăn keto giảm nhiều cân và mỡ cơ thể hơn so với những người ăn theo chế độ ăn tiêu chuẩn của Mỹ, chứa nhiều thực phẩm chế biến sẵn và đường bổ sung.
Bệnh tiểu đường loại 2: Nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2016 trên tạp chí Journal of Obesity & Eating Disorders cho thấy chế độ ăn này có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và có thể dẫn đến cải thiện mức HbA1c.
Ăn keto cũng đem lại một số lợi ích khác cho sức khỏe, ngoài giảm cân. (Ảnh minh họa)
Rối loạn lưỡng cực: Ở những người bị rối loạn lưỡng cực loại 2, chế độ ăn keto có thể là một chất ổn định tâm trạng. Một nghiên cứu ban đầu được công bố vào tháng 10/2012 trên tạp chí Neurocase cho thấy kế hoạch này có thể hiệu quả hơn cả dùng thuốc.
Béo phì: So với những người theo chế độ ăn ít calo điển hình, những người béo phì theo chế độ ăn keto rất ít calo giảm nhiều cân hơn và giảm chất béo nội tạng, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2016 trên tạp chí Endocrine.
Chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer: Một nghiên cứu nhỏ được công bố vào tháng 2/2013 trên tạp chí Neurobiology of Aging cho thấy những người lớn tuổi thực hiện theo chế độ ăn keto có trí nhớ hoạt động tốt hơn chỉ sau sáu tuần.
Bệnh Parkinson: Bởi vì những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ, các nhà nghiên cứu như tiến sĩ Robert Krikorian, giáo sư tâm thần học lâm sàng và giám đốc bộ phận tâm lý học tại Đại học Y khoa Cincinnati ở Ohio, Mỹ đang nghiên cứu cách chế độ ăn keto có thể được sử dụng để bảo tồn chức năng nhận thức.
Những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến chế độ ăn kiêng keto
Những lợi ích có thể có của chế độ ăn kiêng này là rất ấn tượng, nhưng có một số mặt trái tiềm ẩn cần lưu ý.
Một là rất khó để thực hiện theo. Trong một đánh giá về 11 nghiên cứu được xuất bản vào tháng 1/2015 trên tạp chí Journal of Clinical Neurology, các nhà nghiên cứu đã tính toán tỷ lệ tuân thủ 45% ở những người tuân theo chế độ ăn keto với mục đích kiểm soát chứng động kinh.
“Chế độ ăn kiêng này khá khó để tuân theo vì nó là một sự thay đổi hoàn toàn so với những gì bạn đã quen,” Nisevich Bede nói. "Cắt giảm lượng carbs tiêu thụ cũng có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn bình thường - cảm giác có thể kéo dài cho đến khi bạn thực hiện được ba tuần."
Những người bắt đầu ăn keto cũng thường gặp các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như đau đầu và mệt mỏi. Tác dụng phụ này phổ biến đến mức có một cái tên cho nó bệnh cúm keto.
Các nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm sỏi thận, thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất, giảm mật độ khoáng của xương và đau dạ dày ruột. Lý do là khi bạn loại bỏ một số nhóm thực phẩm nhất định (như trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt) và hạn chế nghiêm trọng những nhóm khác (như nhiều loại rau), không có gì lạ khi bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng. Ví dụ, thiếu chất xơ có thể khiến bạn dễ bị táo bón .
Để tránh một số rủi ro này, chế độ ăn uống cần được lên kế hoạch tốt để đảm bảo bạn đang đáp ứng tất cả các cơ sở dinh dưỡng của mình. Thật không may, một chế độ ăn kiêng hạn chế làm cho việc lập kế hoạch này trở thành một thách thức, đặc biệt là nếu bạn không làm việc với một chuyên gia dinh dưỡng có kiến thức về keto.