Loại cá được ví là "thiên ngư", ăn vào mùa hè còn tốt hơn nhân sâm gấp bội

Ngày 08/07/2018 10:00 AM (GMT+7)

Chuyên gia ẩm thực Vương Vân, Phó thư ký Hiệp hội ẩm thực Bắc Kinh chia sẻ về một loại thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt khi ăn vào mùa hè còn có giá trị tốt hơn cả nhân sâm.

Mùa hè ăn lươn tốt hơn cả nhân sâm

Con lươn cũng là một loại cá, cơ thể giống như con rắn, nhưng không có vảy, màu da có 2 loại màu xanh và màu vàng nhạt, con lớn có chiều dài khoảng 30-40cm. Lươn sống ở ao hồ, mương rãnh, khe đá, những nơi có nước đều có thể bắt được lươn. Lươn thường xuất hiện vào mùa hè và ẩn trong hang vào tháng 11 và 12.

Loại cá được ví là amp;#34;thiên ngưamp;#34;, ăn vào mùa hè còn tốt hơn nhân sâm gấp bội - 1

Chuyên gia ẩm thực Vương Vân.

Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn

Dân gian vốn cho rằng “lươn màu vàng vào mùa hè còn tốt hơn cả nhân sâm”, bởi lươn là một trong những loại cá bổ dưỡng bậc cao do nó có chứa những chất dinh dưỡng dưới đây:

Lecithin: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung lượng lecithin thường xuyên có thể làm tăng trí nhớ khoảng 20%. Lươn rất giàu lecithin, do đó việc tiêu thụ thịt lươn có tác dụng bổ não. Lecithin cũng thúc đẩy sự kích hoạt, tái tạo tế bào gan và tăng cường chức năng gan.

Loại cá được ví là amp;#34;thiên ngưamp;#34;, ăn vào mùa hè còn tốt hơn nhân sâm gấp bội - 2

Giá trị dinh dưỡng của lươn được đặt vào loại bậc cao.

Vitamin A: Thịt lươn có hàm lượng vitamin A vô cùng phong phú, vitamin A giúp phát triển thị lực, phòng ngừa bệnh quáng gà và giảm thị lực, còn có thể giúp bệnh nhân tiểu đường phòng ngừa các biến chứng thị lực.

Thịt lươn rất đặc biệt, bởi trong thịt lươn có chất giúp điều tiết lượng đường trong máu và, ngoài ra, thịt lươn có hàm lượng chất béo rất thấp, đây chính là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.

Trong 100 gram thịt lươn, hàm lượng protein cao đạt từ 17,2 đến 18,8 gam, chất béo chỉ từ 0,9 đến 1,2 gram, chứa 38 mg canxi, 150 mg phốt pho, 1,6 mg sắt, ngoài ra còn có hàng loạt các vitamin như vitamin B1, B2, niacin (vitamin PP) và vitamin C…

Giá trị làm thuốc của lươn

Lươn không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một loại thuốc, thịt, máu, đầu và da của nó có giá trị trị liệu nhất định.

"Bản cương thảo mục" (Sách thuốc nổi tiếng của Trung Quốc) ghi lại rằng thịt lươn có tác dụng bổ máu, bổ khí, chống viêm, khử trùng và có công hiệu với bệnh thấp khớp.

Trong “Bản kinh phùng nguyên” của Trương Lộ, một danh y nhà Thanh có ghi: Thịt lươn có thể làm tăng sức mạnh sau khi ăn, có thể điều trị mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, thận yếu, đau lưng, cải thiện chất lượng cơ thể và cải thiện chức năng tình dục nam.

Toàn bộ các bộ phân của lươn đều có thể đem ra làm thuốc:

Thịt lươn ngọt, có tính ấm, có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu, và có thể điều trị ho, ho có đờm, tiêu đờm, các bệnh rối loạn đường ruột, và tai bị nghễnh ngãng…

Loại cá được ví là amp;#34;thiên ngưamp;#34;, ăn vào mùa hè còn tốt hơn nhân sâm gấp bội - 3

Mỗi bộ phận của lươn đều có giá trị làm thuốc

Xương lươn đốt cháy thành than, hòa dầu bôi nhọt ác tính, dùng trị phong nhiệt ung độc. Dân gian còn dùng xương lươn rang với cát, tán nhỏ, hòa với nước lọc uống trị được bệnh đau lưng.

Xương đầu lươn đốt cháy trị được bệnh lỵ. Ngoài ra còn chữa được chứng tiêu khát, ăn uống không tiêu.

Da lươn phơi khô đốt thành than, tán nhuyễn, dùng uống với rượu vang lúc bụng đói trước bữa ăn, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g, 10 ngày là một liệu trình. Dùng trị phụ nữ có bầu vú cứng đau.

Ăn lươn thường xuyên có chức năng bổ trợ mạnh, đặc biệt là đối với những người yếu, người sau khi ốm dậy và hậu sản ở phụ nữ.

Chuyên gia Vương Vân giới thiệu món ăn: Lươn hầm bắp heo

Loại cá được ví là amp;#34;thiên ngưamp;#34;, ăn vào mùa hè còn tốt hơn nhân sâm gấp bội - 4

Lươn hầm bắp heo thơm ngon bổ dưỡng

Nguyên liệu: Lươn 500g, bắp heo 150g, dầu mỡ 100g, nước tương 50ml, bột năng 25g, rượu vang 40ml, đường cát trắng 25g, hành, gừng mỗi thứ với lượng vừa.

Cách chế biến:

Lươn giết mổ bỏ nội tạng, dùng nước sôi ngâm giây lát, rửa sạch chất nhớt, cắt thành 3 đoạn dài khoảng 30cm. Thịt bắp cắt lát dài 30cm, dày 1mm, hành gừng băm nhỏ.

Dầu mỡ cho vào chảo nóng, sau khi cho hành, gừng bốc thơm, cho ngay lươn, thịt bắp, rượu vang, đậy nắp hầm trong giây lát, mở nắp, thêm nước lạnh 700ml.

Sau khi sôi, dùng lửa nhỏ hầm 30 phút, làm cho thịt mềm. Lại dùng lửa lớn nấu đến hơi đặc, cho vào bột năng, khuấy chảo, rưới lên dầu mỡ, lật trộn lần nữa, rưới tiếp dầu mỡ, cho ra thố. Món ăn có tác dụng cường dương, trị yếu sinh lý.

Hơn 10 năm bị vôi hóa cột sống, người phụ nữ may mắn thoát khỏi bệnh nhờ một bài thuốc
Suốt 10 năm chịu đau đớn, cuối cùng chị Nguyễn Thị Hiền ở Thái Nguyên đã thoát khỏi căn bệnh vôi hóa cột sống nhờ bài thuốc đông y.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe