Không giống như gừng, hành, tỏi thường xuyên được sử dụng, loại củ này dù rất tốt cho sức khỏe, nhất là cho gan nhưng các gia đình dùng vô cùng hạn chế.
Chức vụ: Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam
Loại củ trong góc bếp bảo vệ gan rất tốt
Trong cơ thể, lá gan như một “nhà máy” giúp thải bỏ những độc tố, chuyển hóa cho cơ thể… Trường hợp gan không hoạt động bình thường sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt, rất ít người nhận ra những biểu hiện bất thường khi gan bị tổn thương ở giai đoạn đầu, đến khi có triệu chứng rõ ràng thì lúc đó việc điều trị sẽ vô cùng kho khăn.
Do vậy, việc bảo vệ lá gan qua các thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày vô cùng quan trong. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ngoài việc ăn uống lành mạnh, việc bổ sung những thực phẩm giúp dưỡng gan là cần thiết.
Cụ thể, trong việc ăn uống hàng ngày, mọi người nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, ăn nhiều thực phẩm có chất chống ô xy hóa như rau sậm màu, các loại quả có màu sắc sặc sỡ… đây đều là những thực phẩm tốt cho gan và cho toàn cơ thể.
Củ nghệ rất tốt cho gan và có rất nhiều ở Việt Nam nhưng lại ít được sử dụng thường xuyên.
PGS Lâm đặc biệt nhấn mạnh một loại củ có rất nhiều ở Việt Nam, có nhiều trong góc bếp của các gia đình rất tốt cho gan nhưng lại rất ít được sử dụng, đó là củ nghệ.
“Củ nghệ là gia vị tạo nên màu sắc và hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn ngon nhưng lại ít được dùng. Ngoài làm gia vị, loại củ này còn là dược liệu quý đối với sức khoẻ. Trong nghệ có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phục hồi tế bào gan bị tổn thương”, PGS Lâm nói.
Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y quận Ba Đình) cũng cho biết, củ nghệ được dùng ở nhiều dạng khác nhau có tác dụng phòng chống, chữa trị nhiều bệnh. Trong đông y, uất kim (những củ nghệ nhỏ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát. Còn khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng.
Nghệ dùng điều độ với nhiều cách khác nhau rất tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh. Như vậy, nghệ không chỉ tốt cho gan mà còn có giá trị rất lớn với sức khỏe. Mọi người có thể dùng nghệ như một gia vị cho vào món ăn hoặc có thể dùng nước nghệ, tinh bột nghệ... đều tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý liều lượng, bởi dùng nhiều có thể gây nóng, vàng da, thậm chí là tắc ruột…
Quan trọng là thay đổi thói quen xấu
PGS Nguyễn Thị Lâm cho biết, việc bổ sung thực phẩm tự nhiên tốt cho gan là cần thiết, nhưng việc thay đổi những thói quen xấu, hướng tới việc ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là biện pháp bảo vệ gan tốt nhất. Cụ thể:
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ăn đồ ăn mốc có chứa Aflatoxin sẽ giải phóng ra các chất độc sẽ làm tổn thương tế bào gan.
- Việc ăn nhiều thịt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn đồ ăn ngọt, ăn ít rau xanh hoa quả tươi, ăn quá mặn… có thể gây lên tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ngoài bổ sung thực phẩm tốt cho gan, mọi người cần loại bỏ thói quen gây tổn thương gan. Ảnh minh họa.
- Thói quen xấu như lạm dụng quá nhiều rượu bia gây ngộ độc tế bào gan, suy giảm chức năng gan
- Nhiều người vẫn có thói quen ăn đồ sống có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng ảnh hưởng tới hoạt động của chức năng gan.
- Viêm gan virus B và C nếu không được phát hiện và kiểm soát rất dễ tiễn triển thành xơ gan và tiến tới ung thư gan.
- Cuối cùng là thói quen tự ý dùng thuốc kháng sinh, uống các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ… cũng là một trong những lý do khiến cho bệnh lý về gan ngày càng ra tăng.
Tin liên quan
Rau cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có những loại rau vô cùng giàu protein, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với những...
Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc đi chơi vào mùa lễ hội, đặc biệt là check-in Giáng sinh trong những khu vực đông người, nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm là rất cao.