Loại đồ uống người lớn dùng hàng ngày tăng tuổi thọ nhưng trẻ em uống nhiều dễ mất canxi, hại não bộ

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 01/02/2023 09:23 AM (GMT+7)

Trà là đồ uống lành mạnh và được nhiều người sử dụng nhưng riêng những người này uống nhiều lại có hại nhiều hơn lợi.

Trà là thức uống phổ biến và được đánh giá lành mạnh, người Nhật nổi tiếng sống thọ cũng thường xuyên sử dụng trà mỗi ngày. Tuy nhiên, loại đồ uống lành mạnh này cũng có thể gây hại cho một số người, và tác động cũng không hề nhỏ.

Nhiều học sinh, sinh viên uống trà để giải khát hoặc cà phê để tỉnh táo khi học nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan, Li Zhiwei giải thích rằng caffein còn có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về phát triển thần kinh, não và xương của trẻ đang phát triển, nên trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi nên tránh uống trà và cà phê. 

Trẻ em uống trà quá nhiều sẽ làm xương bị hao hụt canxi nhanh chóng

Nếu cho trẻ uống quá nhiều trà, chất caffein sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, không chỉ khiến người sử dụng hưng phấn quá độ, ban đêm không ngủ được mà uống lâu còn gây ra tình trạng mất ngủ. Với trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dây thần kinh và não bộ, thậm chí ảnh hưởng đến xương. Theo nghiên cứu, trẻ em uống đồ uống có chứa caffein trong thời gian dài sẽ bị mất canxi ở xương nhanh hơn so với trẻ không uống. 

Trẻ em uống đồ uống có chứa caffein như trà, cà phê trong thời gian dài sẽ bị mất canxi ở xương nhanh. (Ảnh minh họa)

Trẻ em uống đồ uống có chứa caffein như trà, cà phê trong thời gian dài sẽ bị mất canxi ở xương nhanh. (Ảnh minh họa)

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ hàng ngày dưới 100 mg, tương đương với hàm lượng caffein trong một tách cà phê khoảng 236 ml.

Chuyên gia dinh dưỡng Li Zhiwei nhắc nhở rằng nhiều người nghĩ rằng định nghĩa "trẻ em" là chỉ trẻ em dưới 5 hoặc 6 tuổi, nhưng từ góc độ của các chuyên gia dinh dưỡng vì xương của thanh thiếu niên 18 tuổi vẫn đang phát triển nên khuyến nghị rằng bất cứ ai dưới 18 tuổi nên tiếp xúc với caffein càng muộn thì càng tốt.

Hơn nữa, không ít người cho rằng trà và cà phê đâu phải là đồ uống mà những đối tượng này yêu thích để uống nhiều nhưng các loại trà sữa, trà đá, trà chanh, cà phê latte (một dạng cà phê sữa), capuchino... đều là những đồ uống mà trẻ dưới 18 tuổi ngày nay yêu thích. Vì vậy, cha mẹ đừng chủ quan khi cho rằng con sẽ không sử dụng.

Trà đá, trà chanh, cà phê latte... là đồ uống yêu thích của không ít thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. (Ảnh minh họa)

Trà đá, trà chanh, cà phê latte... là đồ uống yêu thích của không ít thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang thai nếu uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Ngoài trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, còn có hai nhóm đối tượng khác có thể uống trà, cà phê nhưng phải chú ý lượng uống, đó là người già và phụ nữ mang thai. Nếu người cao tuổi lo lắng về việc đi tiểu nhiều vào ban đêm và họ thích uống trà hoặc cà phê, nên uống vào ban ngày để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đối với phụ nữ mang thai, vì caffein có thể khiến mạch máu tử cung và nhau thai co lại, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi, làm chậm quá trình phát triển, truyền dinh dưỡng vào máu cho thai nhi, cản trở sự phát triển thần kinh của thai nhi. Do đó, các chuyên gia Đài Loan và Đại học Sản phụ khoa Mỹ đều khuyến nghị phụ nữ mang thai nên duy trì lượng caffeine hàng ngày dưới 200mg. Ngoài cà phê và trà, những thứ khác như nước tăng lực, rượu mạnh, sô cô la, thậm chí cả thuốc giảm đau đều chứa caffein, phụ nữ mang thai nếu cần uống nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn về chế độ ăn uống.

Uống trà tưởng dễ nhưng hóa ra nhiều người đang uống nhầm loại, đây mới là loại tốt nhất phù hợp với từng người
Uống trà là thói quen của rất nhiều người nhưng hầu hết mọi người đều chưa biết cách chọn đúng loại trà phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Thực phẩm phòng bệnh

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ ETToday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh ở trẻ em