Loại rau rất bổ nhưng dễ bị phun thuốc sâu, nếu ăn sai cách còn gây mất chất, ngộ độc

HÀ VŨ. - Ngày 04/07/2022 18:50 PM (GMT+7)

Đậu đũa là họ nhà đậu nên rất giàu protein thực vật và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như những thực phẩm khác, đậu đũa nếu dùng không đúng cách sẽ gây hại sức khỏe.

Tác dụng của đậu đũa đối với sức khỏe

Giúp giảm béo

Trong thành phần dinh dưỡng của 100g đậu đũa thì thành phần chất béo là 0g, 0mg cholesterol, trong khi đó chất xơ chiếm gần 4g. Chính vì điều này nó trở thành món ăn lý tưởng cho những người muốn giảm béo hoặc người có các bệnh liên quan đến béo phì.

Giúp chống oxy hóa

Đậu đũa có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Đậu đũa có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Riboflavin (vitamin B2) có trong đậu đũa là một chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa giúp phòng ngừa và hỗ trợ bệnh ung thư. Ngoài ra, đậu đũa còn chứa calcium vẫn thường được biết đến như một thần dược trong việc củng cố xương và cũng có tác dụng phòng ung thư xương.

Giúp ổn định lượng đường máu

Vì có hàm lượng chất xơ, protein cao, nên tinh bột trong đậu được hấp thụ chậm hơn trong quãng thời gian dài. Quá trình này đem lại công dụng ổn định lượng đường máu, giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Folate có khả năng giảm lượng homocysteine trong máu. Hàm lượng homocysteine trong máu quá cao có thể gây tổn thương lên lớp nội mạc của động mạch.

Ngoài ra, chúng còn hình thành nhiều huyết khối hơn bình thường, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những cơn đột quỵ, thuyên tắc phổi hoặc nhồi máu cơ tim.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Đậu đũa khi luộc chín chứa nhiều vitamin B1 hơn đậu đũa tươi. Vitamin B1 (thiamine) rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa carbohydrate từ thực phẩm thành các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Thiếu vitamin B1 có thể dẫn đến rối loạn trao đổi chất kèm theo các hiện tượng như khó tiêu, giảm sút tiết dịch vị, tê phù…

Làm chậm quá trình lão hóa da

Lợi ích của đậu đũa không chỉ riêng về sức khỏe mà còn tốt với làn da. Đậu đũa giàu vitamin C giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra nếp nhăn, khô da và làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin C không chỉ có ích cho da mà còn giúp các dây chằng, gân và mạch máu chắc khỏe hơn.

Chúng cũng giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và hạn chế tình trạng sẹo thâm. Ngoài ra, ăn đậu đũa thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Ăn đậu đũa không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe

Ăn đậu đũa an toàn, trước khi xào nấu cần chần đậu qua nước sôi (Ảnh minh họa)

Ăn đậu đũa an toàn, trước khi xào nấu cần chần đậu qua nước sôi (Ảnh minh họa)

Để ăn đậu đũa an toàn, nên mua tại nơi có nguồn gốc đảm bảo. Mua về phải sửa sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút. Trước khi chế biến cần chần qua rồi đổ nước đi (đậu đỗ luộc cũng không nên giữ lại nước luộc).

Tại sao phải chần đậu đũa trước khi xào nấu?

Đậu đũa chưa nấu chín có chứa hàm lượng lectin và saponin, đây là hai chất độc nguy hiểm gây hại dạ dày, đồng thời chất lectin và saponin sẽ tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc với các biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, tê bì chân tay, tức ngực và thường xuyên ra mồ hôi trộm. Tuy nhiên nếu nấu chín, chất này sẽ bị phân hủy, không còn gây nguy hại.

Ngoài ra, đậu đũa thường có nhiều sâu bệnh nên là loại rau này hay bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng nhiều nhất. Theo một số bài khảo sát về những loại thực phẩm bị phun nhiều thuốc hóa học thì đậu đũa nằm trong top 10. Nếu ăn đậu đũa không được xử lí kỹ thì dễ gây ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu...

Ngoài ra, không nên ăn đậu đũa với 2 loại thực phẩm này

Không nên ăn đậu đũa với một số loại trái cây và thực phẩm dễ sinh khí (Ảnh minh họa)

Không nên ăn đậu đũa với một số loại trái cây và thực phẩm dễ sinh khí (Ảnh minh họa)

1. Các loại trái cây

Đậu đũa chứa nhiều axit béo bão hòa, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng tạo nên dinh dưỡng của đậu. Ngoài ra, hầu hết các loại trái cây đều chứa axit phytic (chất kháng dinh dưỡng), và một số loại trái cây có tính lạnh. Trái cây khi ăn với đậu đũa có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của hai loại thực phẩm này, đồng thời còn gây ra tình trạng khó tiêu. Ví dụ, bưởi, xoài, cam, quýt, dưa hấu và kiwi không thích hợp để ăn với đậu đũa.

2. Thức ăn gây đầy hơi

Các loại đậu tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng tốt nhất không nên ăn nhiều, ăn nhiều dễ bị táo bón, đầy bụng. Đồng thời không ăn đậu đũa cùng những thực phẩm dễ sinh khí, khiến bạn đầy hơi, chướng bụng không tiêu hóa được.

Các thực phẩm dễ sinh khí chẳng hạn như sữa, khoai tây, khoai môn, đậu phụ, chuối, sữa đậu nành… không nên ăn cùng đậu đỗ.

Ai cũng đồn đậu đũa, đậu cove hay bị phun thuốc sâu, hóa ra lý do gây độc lại khác
Việc cho rằng quả đậu tồn dư nhiều hóa chất là không chính xác, tuy nhiên nó có thể gây ngộ độc nếu chế biến, sử dụng sai cách.

An toàn thực phẩm

Theo HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe