Ai cũng đồn đậu đũa, đậu cove hay bị phun thuốc sâu, hóa ra lý do gây độc lại khác

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 23/09/2021 14:05 PM (GMT+7)

Việc cho rằng quả đậu tồn dư nhiều hóa chất là không chính xác, tuy nhiên nó có thể gây ngộ độc nếu chế biến, sử dụng sai cách.

Quả đậu (đỗ) rất quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, có hai loại thường được sử dụng nhiều nhất là đậu cô ve và đậu đũa. Dù đây là loại quả cung cấp nhiều vitamin, chất xơ tốt cho cơ thể, tuy nhiên cũng có không ít ý kiến cho rằng, các loại đậu được liệt vào danh sách có tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật nhiều nhất.

Nhiều người lan truyền thông tin, quả đậu thường được phun thuốc kích thích để phát triển nhanh, mau thu hoạch được. Ngoài ra, không ít người cho rằng loại quả này hay bị sâu bọ nên người trồng thường phun thuốc trừ sâu ngay cả khi quả sắp đến ngày thu hoạch.

Rau quả nào cũng có nguy cơ nhiễm hóa chất như nhau 

Trước thông tin trên, trao đổi với PV, PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, việc gán cho quả đậu đỗ bị nhiễm hoặc tồn dư nhiều hóa chất bảo vệ thực vật là không chính xác.

“Người trồng trọt nếu ham lợi nhuận, phun thuốc kích tăng trưởng, trừ sâu không đúng khuyến cáo, liều lượng của nhà sản xuất thì loại rau, quả nào cũng có nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật như nhau”, PGS Lâm cho biết.

Theo PGS Lâm, thông thường các loại củ như khoa tây, cà rốt sẽ ít nhiễm hóa chất hơn vì đây là củ phát triển dưới đất. Với loại rau lá, quả nguy cơ nhiều hơn, đặc biệt là những loại hóa chất ngấm vào trong rau, quả cùng quá trình phát triển thì rất khó xử lý.

Đậu cũng như các loại rau khác hoàn toàn có nguy cơ tồn dư hóa chất nếu phun thuốc không theo khuyến cáo.

Đậu cũng như các loại rau khác hoàn toàn có nguy cơ tồn dư hóa chất nếu phun thuốc không theo khuyến cáo.

Nếu thực hiện đúng khuyến cáo thì không đáng lo 

PGS Trần Hồng Côn - Giảng viên khoa Hóa học trường (Đại học tự nhiên Hà Nội) cho biết, việc rau xanh hay các loại quả đậu bị tồn dư hóa chất không phải có gì là ngạc nhiên, vì nhiều người ham lợi nhuận, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng.

Theo đó, hóa chất thường có 2 loại là phun vào bề mặt ngoài của rau, để diệt con sâu đang sống trực tiếp trên đó. Loại thứ hai là phun thuốc để ngấm vào trong rau quả, loại này thường được sử dụng với đỗ vì sâu hại đỗ thường ẩn nấp phía trong quả. Vì thế, khi phun thuốc ngấm vào trong quả đỗ, sâu ăn vào sẽ bị chết. 

Vấn đề là, người trồng rau phải pha đúng liều lượng, sau khi phun để đúng thời gian ví dụ như 7 ngày, 10 ngày sau phun mới được thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì lượng tồn dư sẽ không còn đáng kể, vì hóa chất đã được phân hủy hoặc bán phân hủy. Tuy nhiên, nếu phun xong hôm trước, hôm sau thu hoạch thì người ăn phải sẽ bị ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc trường diễn.

Rất khó để nhận biết loại đỗ nào nhiễm hóa chất, nên mọi người cần cẩn thận khi sơ chế.

Rất khó để nhận biết loại đỗ nào nhiễm hóa chất, nên mọi người cần cẩn thận khi sơ chế.

Rất khó để chọn nên cần sơ chế cẩn thận

PGS Trần Hồng Côn cho rằng, để nhận biết loại đậu nào còn tồn dư hóa chất là rất khó, trừ khi mang đi xét nghiệm. Vì thế, mọi người khi mua cần chọn theo cảm quan những loại đậu không có mùi bất thường còn bám trên quả, những loại đậu có màu xanh khác thường cũng không nên chọn.

Vấn đề để hạn chế hóa chất nếu còn tồn dư nằm ở khâu sơ chế, đậu nói chung và rau lá nói riêng tốt nhất khi mua về nhặt sạch, ngâm trong nước và sau đó rửa dưới vòi nước chảy để có thể trôi hóa chất nếu còn ở bề mặt.

Cũng không nên ngâm nước muối các loại rau, củ vì muối không làm hết được tồn dư hóa chất, thậm chí theo tính chất hóa học ngâm muối còn khiến cho các chất vô cơ lâu tan hơn trong nước.

Ngoài vấn đề rửa rau dưới vòi nước sạch, PGS Nguyễn Thị Lâm cho rằng khi nấu canh, luộc tốt nhất nên mở vung để các hóa chất nếu có sẽ theo hơi bay ra ngoài, hạn chế được phần nào.

Tuyệt đối không ăn đậu sống hoặc nấu tái.

Tuyệt đối không ăn đậu sống hoặc nấu tái.

Ăn đỗ phải chú ý điều gì để tránh ngộ độc

Về phương diện đông y, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh cho biết, quả đậu dù là đậu cô ve hay đậu đũa đều có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhất là vitamin K, vitamin B12, chất xơ, ít tinh bột nên tốt cho người tiểu đường, phòng ung thư…

Tuy nhiên, một số trường hợp sau ăn loại quả này bị ngộ độc, theo lương y Hồng Minh, có thể không phải do tồn dư hóa chất như nhiều người tưởng mà do chế biến, sử dụng chưa đúng cách. 

Theo đó, đậu chứa nhiều saponin và legumin, nếu ăn chưa chín kỹ (tái) hoặc nhiều người thấy non nên ăn sống thì nguy cơ ngộ độc rất cao. Nếu được nấu chín, những chất như đã nói trên sẽ không còn và ăn an toàn hơn.

Ngoài ra, đây là loại quả mềm nên nếu xào, dưới tác động của nhiệt cao, quả dễ hút nhiều dầu mỡ. Vì thế khi chế biến quả đậu, đặc biệt cho những thừa cân, béo phì, nên luộc, hấp, hạn chế xào nhiều dầu mỡ. Với những người bị gút cũng không nên ăn nhiều đậu vì có thể làm bệnh tặng nặng hơn.

Ăn ổi bỏ hạt hay ăn cả hạt tốt hơn? Nhiều người sợ bị táo bón nhưng hóa ra nhầm
Ăn ổi cả hạt không dễ gây táo bón như bạn nghĩ nhưng có một số người cũng nên tránh ăn hạt ổi.

Sống khỏe

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các loại rau củ giàu dinh dưỡng