"Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!" - hành trình "hàn gắn" của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần

Ngày 16/06/2018 19:00 PM (GMT+7)

Sự thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ đã vô tình khiến cho cô Liu bị tổn thương trong tầm hồn và cuối cùng dẫn tới căn bệnh tâm thần phân liệt.

Cô Cindy Tan, 50 tuổi sau khi đổ vỡ hôn nhân đã trở thành một bà mẹ đơn thân. Vì phải đi làm kiếm tiền để nuôi 2 đứa con nhỏ nên cô quá bận rộn làm việc, không có thời gian để nuôi dạy, chăm sóc các con.

Chính điều ấy đã khiến cho con gái cô dần mất lòng tin và ghét bỏ mẹ - đó là cái giá nặng nề nhất mà cô Tan phải trả. Cô luôn phải để ý tới sự an toàn của con gái từng phút, phải chắp vá những câu nói khó hiểu của con gái và trả lời chúng. “Nó giống như chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh lần nữa vậy”, cô nói.

Lý do cho điều này là bởi con gái cô, cô Valerie Liu, 30 tuổi bị tâm thần phân liệt. 

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần - 1

Để giúp chữa lành trí tuệ và tinh thần đã bị tổn thương của con gái, cô Tan phải tìm cách hàn gắn lại mối quan hệ đã đổ vỡ giữa hai người. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi phải xây dựng lại một niềm tin mong manh với đứa con gái đầy oán giận, bệnh tật, luôn nghi ngờ, hoang tưởng và e sợ mọi thứ xung quanh.

Đã có lúc cô Tan nản lòng tới mức muốn chấm dứt tấy cả. “Tôi đã lên kế hoạch tự tử”, cô thú nhận đầy đau đớn. “Tôi không biết phải làm gì. Tôi không biết phải làm sao để giúp con gái.”

Tuy nhiên cuộc hành trình giúp con gái dần phục hồi của cô Tan đã trở thành ngọn hải đăng đầy hy vọng cho những người bị bệnh tâm thần, cũng như sự cố gắng từ cô Liu đã là minh chứng cho thấy bất cứ bệnh nhân tâm thần nào cũng có thể quay lại cuộc sống. 

Tuổi thơ không tình yêu thương từ cha mẹ

Cô Valerie Liu lớn lên mà không có tình yêu thương của cha mẹ. Sau khi cha mẹ ly hôn sớm, cha cô gần như biến mất khỏi cuộc sống của cô. Còn mẹ cô là một nữ doanh nhân, luôn tự hứa sẽ cho con một cuộc sống giàu sang, sung sướng.

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần - 2

Cô Liu khi còn trẻ và chưa mắc bệnh.

Tuy nhiên để theo đuổi mục tiêu đó đồng nghĩa với việc, mẹ cô không thể toàn tâm toàn ý chăm sóc con, phải gửi cho bà và họ hàng nuôi dạy. Từ khi cô Liu lên 9 tuổi, mẹ cô đã làm việc ở nước ngoài với tư cách là giám đốc công ty, một năm bà chỉ gặp con gái 1-2 lần.

Chính điều này đã khiến cho khoảng cách giữa hai người ngày càng xa dần. Cô Liu, hiện đã 36 tuổi chia sẻ: “Mẹ không ở bên tôi vì vậy tôi cảm thấy bản thân không được chăm sóc hay yêu thương.”

Đỉnh điểm của sự xa cách ấy là cả hai thậm chí còn không thể nói chuyện một cách bình

“Khi con cần mẹ nhất thì mẹ đã ở đâu? Khi con không cần mẹ, con trưởng thành rồi, thì tại sao mẹ lại xuất hiện?” 

thường khi gặp lại nhau. “Bất cứ khi nào tôi và mẹ nói chuyện, cả hai chỉ có cãi nhau. Đôi khi tôi lao vào phòng và đóng sầm cửa lại. Nếu tôi không thích nghe những gì bà ấy nói, tôi sẽ ra khỏi nhà.”

Cô Tan nhớ lại một sự kiện đặc biệt đã xảy ra giữa hai người. Khi con gái được 14, 15 tuổi đã từng quát lên với cô.

Thời điểm đó khiến cho cô Tan hiểu ra rằng trong lòng con gái cô đã không còn niềm tin yêu với mẹ.

Sự thiếu quan tâm là khởi đầu cho bệnh tâm thần

Cô Liu cho rằng những cảm xúc tiêu cực trong cô cuối cùng đã dẫn đến những dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần. Năm 2006, khi đang theo học tại trường ở Perth, cô bỗng cảm thấy các triệu chứng bao gồm ảo giác và hoang tưởng.

“Khi đi trên đường, tôi cảm giác mọi người đang theo dõi tôi và liên tục có những giọng nói vang lên trong đầu”, cô Liu nói. “Tôi thậm chí còn nghe thấy những tin tức về tôi. Tôi nghĩ tôi còn có thể nói chuyện với người trên tivi và cảm thấy bản thân như có siêu cường. Tôi nghĩ mình là một vị thần.”

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần - 3

Cô Liu thường xuyên nghe thấy những giọng nói vang lên trong đầu, là dấu hiệu khởi đầu của tâm thần phân liệt.

Thực tế, không chỉ có duy nhất một nguyên nhân dẫn tới tâm thần phân liệt, Tiến sĩ Charmaine Tang, phó trưởng khoa lâm sàng và tư vấn tại Viện Sức khỏe Tâm thần (IMH) cho biết.

“Những trải nghiệm đau thương và căng thẳng không gây ra tâm thần phân liệt nhưng nếu một người có tâm hồn bị tổn thương thì rất dễ mắc bệnh.” Tiến sĩ Tang cho hay.

“Giống như những căn bệnh khác, nguyên nhân dẫn tới tâm thần phân liệt cũng có nhiều yếu tố bao gồm cả môi trường và di truyền”, cô giải thích.

Ví dụ sử dụng ma túy bất hợp pháp là một yếu tố môi trường phổ biến liên quan tới tâm thần phân liệt. Ngoài ra, trong gia đình nếu có người mắc bệnh thì nguy cơ những người còn lại trong cùng gia đình cũng có thể mắc theo.

Cô Liu chính là một trường hợp bị tổn thương như vậy. Trong thời gian cô Liu mắc bệnh, cô đã sợ hãi gọi điện cho mẹ nhưng bà lại chỉ nghĩ rằng con gái quá căng thẳng trước việc học tập. 

amp;#34;Mẹ ơi, giúp con tìm lại mình!amp;#34; - hành trình amp;#34;hàn gắnamp;#34; của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần - 4

Đỉnh điểm của căn bệnh là khi một ngày cô đứng trước cửa nhà hàng xóm và cầm dao.

Hơn 2 năm, chứng bệnh của cô Liu ngày càng tồi tệ hơn. Cô nhớ lại đã có lúc một loạt tiếng nói trong đầu bảo cô rằng “hàng xóm và mẹ đang âm mưu chống lại tôi.” Một ngày cô bắt đầu bị mất kiểm soát khi liên tục cảm thấy những người hàng xóm ở tầng trên đang làm phiền cô, cô đã cầm một con dao tới gõ cửa nhà họ. Cảnh sát ngay lập tức được gọi đến và chuyển cô vào IMH.

Khi cô Tan nhận được cuộc gọi báo vụ việc xảy ra với con gái, cô đã run rẩy trong sợ hãi và lập tức bay từ Trung Quốc - nơi cô đang làm việc về nhà. Lúc này cô mới biết “có một điều gì đó xảy ra.”

Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng, tiến triển ngày càng nặng dần, có xu hướng trở thành mạn tính.

Bệnh biểu hiện bằng những ý nghĩ sai lệch, dị kỳ, không phù hợp với thực tế. Rối loạn tư duy này gọi là hoang tưởng. Bệnh nhân nói năng linh tinh, câu nói vô nghĩa không thích hợp với hoàn cảnh, hay cười nói một mình, có ảo giác.

Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường có những hành vi lạ lùng, khó hiểu. Cuộc sống của người bệnh dường như gói gọn trong thế giới riêng, không hòa hợp với cuộc sống của mọi người xung quanh.

Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt luôn bị xã hội ghẻ lạnh và tránh xa. Tuy nhiên hành trình tìm lại chính mình của cô Tan và con gái Liu bị mắc bệnh tâm thần đã cho thấy bệnh nhân tâm thần cũng có thể trở lại cuộc sống bình thường khi có sự tin yêu từ gia đình.

Mời quý độc giả đón đọc Phần 2 của bài "Mẹ ơi, giúp con tìm lại chính mình" - hành trình "hàn gắn" của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần sẽ đăng tải vào 19 giờ tối ngày 16/6 trên chuyên mục Sức khỏe. 

Chuyện về người chị gái quyết không lấy chồng để chăm sóc cho em trai tâm thần
Nhà nghèo, bố mẹ già yếu, em trai bệnh tật nên bà Mùi đã mặc cho tuổi thanh xuân trôi qua. Với bà, điều quan trọng nhất là bố mẹ và em trai không bị...
Hoàng Dương (Dịch từ CNA)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe