Mộc nhĩ cực tốt nhưng mua về ăn Tết cần chú ý điều này khi ngâm kẻo phản tác dụng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 16/01/2022 11:26 AM (GMT+7)

Mộc nhĩ là một loại nấm rất quen thuộc với người Việt. Trong dịp Tết Nguyên đán, mộc nhĩ được sử dụng nhiều để kết hợp món ăn như làm thịt đông, nấu canh măng, làm nem… Tuy nhiên, nếu sơ chế sai sẽ vừa mất dinh dưỡng, vừa có thể gây hại.

Ths.BS Đoàn Thị Anh Đào

Phó trưởng khoa Nội tổng hợp, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Thanh Nhàn

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Tránh ngâm nước nóng và đừng cố rửa hết chất nhầy ở mọc nhĩ

Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung cho biết, mộc nhĩ không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý trong đông y dùng để hỗ trợ điều trị trĩ, thiếu sắt, lang ben, hành kinh quá nhiều… Thông thường, mộc nhĩ dùng khi đã làm khô, sau đó ngâm nước sẽ nở to ra, màu nhạt, mềm, bề mặt có chất dính trơn bóng… Khi chọn mộc nhĩ, nên chọn loại khô giòn, cùi dầy, đóa to, không lẫn tạp chất như vỏ cây, bùn đất thì là loại tốt.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mộc nhĩ ít khi dùng tươi ngay sau khi hái về nên không quá lo ngại vi khuẩn. Với mộc nhĩ khô thì lưu ý không bị nấm mốc là sử dụng được.

Đa số mộc nhĩ khi sử dụng ở dạng khô, ít người dùng mộc nhĩ tươi vì dễ gây dị ứng. Ảnh minh họa.

Đa số mộc nhĩ khi sử dụng ở dạng khô, ít người dùng mộc nhĩ tươi vì dễ gây dị ứng. Ảnh minh họa.

PGS Lâm cho rằng, khi dùng mộc nhĩ đa số mọi người cho luôn vào nước nóng để ngâm cho nở nhanh, điều này là không tốt vì nó sẽ nát và mất chất dinh dưỡng có trong mộc nhĩ. Khi ăn không còn độ dai và giòn.

“Tốt nhất nên dùng nước ấm để ngâm mộc nhĩ. Khi sờ tay vào thấy đã nở tới độ vừa tới thì dùng nước sạch rửa kỹ. Không ngâm nước sôi vì rất nhanh nát”, PGS Lâm khuyên.

Theo PGS Lâm, mộc nhĩ ngon và rất tốt cho sức khỏe. Chất nhầy trong mộc nhĩ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt. Vì thế không nên ngâm quá kỹ, không cố rửa hết chất nhầy có trong mộc nhĩ. Ngoài ra, khi ngâm mộc nhĩ có thể cho thêm chút muối vào để bớt mùi hôi.

“Chất nhầy trong mộc nhĩ chính là chất xơ hòa tan, giúp “hút độc” không tốt thải ra ngoài. Ví dụ như khi ăn vào chất này sẽ giúp hút bớt cholesterol xấu thải ra ngoài”, PGS Lâm tư vấn.

Các món ăn từ mộc nhĩ tốt cho cơ thể, có thể hút được cả cholesterol xấu. Ảnh minh họa.

Các món ăn từ mộc nhĩ tốt cho cơ thể, có thể hút được cả cholesterol xấu. Ảnh minh họa.

Đừng nghĩ ngâm lâu là tốt

Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào (Phó Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, ngoài vấn đề không ngâm mộc nhĩ nước nóng, mọi người khi sử dụng cũng không nên ngâm quá lâu. Đặc biệt là thói quen ngâm từ đêm hôm trước, đến sáng hôm sau dậy nấu hoặc ngâm sẵn để dùng dần.

Theo bác sĩ Đào, việc ngâm nước giúp mộc nhĩ nở ra, mềm và sạch hơn để dễ chế biến, phát hiện và loại bỏ tạp chất dễ hơn. Khi ngâm chỉ ngâm trong thời gian ngắn, nếu ngâm lâu sẽ dễ biến chất, vi khuẩn dễ xâm nhập vào và gây hại cho sức khỏe.

Không ngâm nước nóng và không ngâm mộc nghĩ quá 8 giờ. Ảnh minh họa.

Không ngâm nước nóng và không ngâm mộc nghĩ quá 8 giờ. Ảnh minh họa.

“Ngâm mộc nhĩ không được ngâm quá 8 tiếng. Việc ngâm lâu, mộc nhĩ nở ra mầm vi khuẩn cũng dễ xâm nhập và sinh sôi”, bác sĩ Đào cho hay. Để an toàn cho sức khỏe, mọi người chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.

Ngoài ra, người dân cũng lưu ý không nên ăn mộc nhĩ tươi, vì dễ bị dị ứng. Khi ăn cũng nên dùng lượng hạn chế, chỉ nên kết hợp với một số thực phẩm khác. Vì thực phẩm này giàu chất xơ, nếu nhai không kỹ sẽ khiến dạ dày không tiêu hóa được, gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột .

Người phụ nữ qua đời sau khi ăn mộc nhĩ ngâm quá lâu
Mộc nhĩ tuy bổ dưỡng nhưng nếu chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí gây tử vong.

Ngộ độc thực phẩm

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm