Trời nóng, nhiều người quen với việc bật điều hòa ở 26 độ C, vì họ nghĩ nhiệt độ này thoải mái, an toàn cho sức khỏe và tiết kiệm năng lượng hơn, nhưng thực tế điều này không đúng.
Vào ban ngày, thoải mái nhất là bật điều hòa từ 24 độ C đến 27 độ C, nhưng buổi tối không nên bật điều hòa ở mức 26 độ C. Bởi vì vào buổi tối, cơ thể cảm nhận nhiệt độ từ 1 đến 3 mức khác nhau. Buổi tối 10-12h, nhiệt độ cơ thể đang ở giai đoạn hoạt động tương đối cao, bật điều hòa ở 26 độ C sẽ cảm thấy rất thoải mái, nhưng đến tầm 2-3 giờ sáng, cơ thể đi vào trạng thái ngủ và thân nhiệt cũng sẽ bắt đầu giảm, lúc này mở điều hòa ở 26 độ, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh.
Vào thời điểm 4-6 giờ sáng, chúng ta sẽ cảm thấy quá lạnh, vì vậy buổi tối bật điều hòa ở 26 độ C chắc chắn không thích hợp. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn khi ngủ vào ban đêm nên bật điều hòa ở mức 28 độ C, sẽ giúp cơ thể thoái mái và tiết kiệm năng lượng nhất, đây là mức nhiệt không quá cao cũng không quá thấp, ngay cả khi bạn ngủ không đắp mềm, cũng sẽ không bị cảm lạnh.
Khi bật điều hòa, tại sao bật 28 độ C giúp tiết kiệm điện hơn?
Mọi người đều biết rằng nhiệt độ của máy điều hòa càng thấp thì càng tiêu thụ nhiều điện năng. Cứ tăng 1 độ C trong quá trình làm mát, ít nhất sẽ tiết kiệm được 10% điện, cơ thể con người cũng khó cảm nhận được sự thay đổi về nhiệt độ. Có một cách khác để tiết kiệm điện chính là chức năng hẹn giờ, bình thường bạn có thể "hẹn giờ" 2, 3 tiếng khi ngủ là được. Nếu bạn thực sự sợ nóng, khi ngủ buổi tối có thể đặt điều hòa ở chế độ "ngủ" khi bạn ngủ vào ban đêm, cũng có thể tiết kiệm 20% điện năng.
Một số bệnh do điều hòa không khí gây ra?
1. Khô da, khô mắt: Máy điều hòa thổi với độ ẩm thấp, nếu da tiếp xúc với môi trường như vậy trong một thời gian dài, sẽ mất rất nhiều nước, khiến da khô ngứa và khô mắt.
2. Thay đổi đột ngột nóng và lạnh: Sự chênh lệch nhiệt độ quá mức giữa trong nhà và ngoài trời, ra vào thường xuyên sẽ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, gây rối loạn chức năng thần kinh tự trị, lỗ chân lông, mao mạch bị lạnh và gây chảy nước mũi, nghẹt mũi,…
3. Bệnh hô hấp: Lá bên trong và bộ lọc của điều hòa rất dễ tích tụ bụi và sinh sản vi khuẩn, nấm mốc... Những vi khuẩn, nấm mốc, bọ ve này chủ yếu tấn công mũi, họng và da, rất dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp và bệnh ngoài da (hen suyễn, viêm mũi, viêm da,…)
Làm thế nào để phòng bệnh điều hòa gây ra?
Khi sử dụng máy lạnh, bạn cần chú ý vấn đề thông gió, mỗi ngày nên mở cửa sổ trong một khoảng thời gian nhất định để không khí trong phòng được lưu thông, thay cũ đổi mới. Trong khi chạy máy, người sử dụng nên bật quạt thông gió và chú ý định kỳ làm sạch máy.
Giữ nhiệt độ trong phòng sao cho không chênh lệch với bên ngoài quá 8 độ. Làm việc trong phòng khoảng một giờ, nên ra bên ngoài để thay đổi không khí. Trước khi ra khỏi phòng, cần vận động cơ thể trong vài phút, khi cơ thể thích ứng mới ra hẳn bên ngoài. Nếu có việc phải ở lâu trong phòng thì chú ý uống nhiều nước ấm và trong phòng nên đặt một chậu nước để đảm bảo độ ẩm cần thiết.
Hết sức tránh luồng không khí lạnh từ máy điều hòa thổi trực tiếp vào người, đặc biệt là vùng đầu và gáy. Tốt nhất là hướng cửa gió chếch sang phải hoặc trái hoặc lên phía trên, tốc độ gió nên để ở mức vừa phải.
Không hút thuốc lá trong phòng lạnh, chú ý vệ sinh thường xuyên, sắp xếp trật tự nội vụ gọn sạch để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật, nên dùng kem dưỡng da và giữ ẩm để phòng tránh các bệnh da liễu; cần chú ý mặc ấm, giữ vùng cổ và hai bàn chân khỏi bị lạnh.
Nên trọng dụng các loại đồ ăn thức uống có tính chất ôn ấm và dự phòng nhiễm lạnh như kẹo gừng, trà gừng, ô mai.
Những lúc giải lao, nên tiến hành một số động tác như xoa nóng hai vành tai, dùng hai bàn tay đan vào nhau xát mạnh vùng gáy, xát hai bàn tay và hai bàn chân vào nhau cho ấm lên, tự hít thở thật sâu trong tư thế toàn thân thư giãn.