Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian truyền thống cho nhiều vấn đề sức khỏe. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đang ngày càng khám phá hiệu quả của nó trong việc kiểm soát bệnh tật, bao gồm ung thư và tiểu đường.
Cho đến nay, nghiên cứu về tiềm năng của trà hoa cúc đã cho thấy nhiều hứa hẹn. Với hầu hết mọi người, trà hoa cúc khá an toàn để thưởng thức như một món đồ uống giúp hỗ trợ một số vấn đề sức khỏe nhưng không nên dùng để thay thế các phương pháp điều trị chính thống nếu đang mắc bệnh nghiêm trọng.
Trà hoa cúc là gì?
Trà hoa cúc là một phương thuốc dân gian truyền thống được làm từ hoa cúc khô.
Hiệu lực của các loại trà hoa cúc khác nhau thì không giống nhau, và một số loại trà chứa nhiều hoa cúc hơn đáng kể so với những loại khác. Các loại trà mạnh hơn cũng có nhiều khả năng gây ra tác dụng phụ ở những người dễ bị tổn thương. Do đó, an toàn nhất là bắt đầu với liều lượng thấp và từ từ tăng dần lên liều lượng lớn hơn.
Trà hoa cúc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Hoa cúc có chứa hóa chất gọi là flavonoid. Những flavonoid này là một loại chất dinh dưỡng có trong nhiều loại thực vật và chúng đóng một vai trò quan trọng trong tác dụng chữa bệnh của hoa cúc.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn những hóa chất nào khác có trong các loại hoa cúc cụ thể và giải thích cho những lợi ích của nó.
Lợi ích của trà hoa cúc
Những lợi ích tiềm năng của trà hoa cúc, trong đó có nhiều bằng chứng nhất, bao gồm:
1. Giảm đau bụng kinh
Một số nghiên cứu đã cho thấy dùng trà hoa cúc có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng chuột rút khi kinh nguyệt. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2010 đã phát hiện ra rằng uống trà hoa cúc trong một tháng có thể làm giảm cơn đau bụng kinh. Những phụ nữ tham gia nghiên cứu cũng báo cáo rằng họ ít lo lắng và khổ sở hơn do đau bụng kinh.
Phụ nữ dùng trà hoa cúc có thể giảm các triệu chứng khó chịu khi hành kinh. (Ảnh minh họa)
2. Chữa tiểu đường, hạ đường huyết
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà hoa cúc có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu không chỉ ra hoa cúc là một chất thay thế khả thi cho thuốc trị tiểu đường, nhưng nó có thể là một chất bổ sung hữu ích cho các phương pháp điều trị hiện có.
Tương tự, một nghiên cứu năm 2008 trên chuột cho thấy việc uống trà hoa cúc thường xuyên có thể ngăn lượng đường trong máu tăng lên. Tác dụng này làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường lâu dài, cho thấy hoa cúc có thể cải thiện kết quả bệnh tiểu đường.
3. Làm chậm hoặc ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương là sự mất dần mật độ xương. Sự mất mát này làm tăng nguy cơ gãy xương và gây còng lưng. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị loãng xương, bệnh này phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Xu hướng này có thể là do ảnh hưởng của estrogen.
Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc khô. (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu năm 2004 phát hiện ra rằng trà hoa cúc có thể có tác dụng đối kháng estrogen. Nó cũng giúp thúc đẩy mật độ xương, nhưng các tác giả cảnh báo cần nghiên cứu thêm để chứng minh lợi ích rõ ràng này.
4. Giảm viêm
Viêm là một phản ứng của hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng. Trà hoa cúc có chứa các hợp chất hóa học có thể làm giảm chứng viêm. Tuy nhiên, tình trạng viêm lâu dài có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh trĩ, đau đường tiêu hóa, viêm khớp, rối loạn tự miễn dịch và thậm chí là trầm cảm.
5. Phòng và điều trị ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có thể nhắm mục tiêu đến các tế bào ung thư, hoặc thậm chí ngăn chặn những tế bào đó phát triển ngay từ đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa có kết luận và các nhà khoa học cho biết cần phải tìm hiểu thêm để chứng minh khả năng chống ung thư của hoa cúc. Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu đã xem xét các mô hình lâm sàng ở động vật chứ không phải con người.
Một nghiên cứu năm 2012 đã so sánh khả năng chống ung thư của cúc vạn thọ và trà hoa cúc. Cả hai đều có thể nhắm mục tiêu các khối ung thư một cách chọn lọc, nhưng tác dụng của trà cúc vạn thọ mạnh hơn.
6. Giúp ngủ ngon và thư giãn
Trà hoa cúc được cho là giúp mọi người thư giãn và chìm vào giấc ngủ. Có một số thử nghiệm lâm sàng đã kiểm tra tác dụng này.
Trong một lần xem xét các bằng chứng hiện tại, 10 trong số 12 bệnh nhân tim mạch được theo dõi đã ngủ ngay sau khi uống trà hoa cúc. Một số nghiên cứu khác xem xét các mô hình lâm sàng cũng cho thấy trà hoa cúc có thể giúp mọi người thư giãn.
Trong một nghiên cứu sử dụng chuột, chiết xuất hoa cúc đã giúp những loài gặm nhấm bị rối loạn giấc ngủ chìm vào giấc ngủ. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng trà hoa cúc có thể hoạt động giống như một loại thuốc benzodiazepine. Benzodiazepin là thuốc theo toa có thể làm giảm lo lắng và gây ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hoa cúc liên kết với các thụ thể benzodiazepine.
Không nên cho trẻ em sử dụng trà hoa cúc. (Ảnh minh họa)
Một đánh giá xem xét khả năng giảm lo lắng của trà hoa cúc vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Một số nghiên cứu khác cho thấy lợi ích chống lo âu của trà hoa cúc còn khiêm tốn.
7. Điều trị các triệu chứng cảm lạnh
Kinh nghiệm dân gian và một số nghiên cứu gợi ý rằng hít hơi nước với chiết xuất hoa cúc có thể làm giảm một số triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Nhưng lợi ích này vẫn chưa được chứng minh.
8. Điều trị các bệnh ngoài da nhẹ
Một nghiên cứu nhỏ năm 1987 cho thấy bôi trực tiếp chiết xuất hoa cúc lên vết thương sẽ giúp vết thương mau lành. Tương tự như vậy, một số nghiên cứu đã phát hiện thuốc mỡ hoa cúc có thể giúp chữa bệnh chàm và các tình trạng viêm da nhẹ, mặc dù chúng không hiệu quả bằng kem hydrocortisone.
Ai nên tránh dùng trà hoa cúc?
Các nhóm sau nên tránh hoa cúc trừ khi có lời khuyên khác của bác sĩ:
Những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là với phấn hoa: Hoa cúc có thể bị nhiễm phấn hoa từ các loại cây khác nên có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Những người trước đây từng có phản ứng dị ứng, thậm chí nhẹ với các sản phẩm từ hoa cúc: Họ nên tránh dùng hoa cúc, vì phản ứng dị ứng có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trà hoa cúc, tương tự như mật ong và một số sản phẩm tự nhiên khác, có thể bị nhiễm bào tử ngộ độc. Hầu hết người lớn khỏe mạnh có thể chống lại nhiễm trùng, nhưng trẻ sơ sinh thì không. Nhiều bác sĩ khuyên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tránh dùng mật ong và cũng nên tránh dùng các sản phẩm từ hoa cúc.
Cũng không an toàn khi sử dụng hoa cúc thay thế cho các phương pháp điều trị y tế đã được chứng minh. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, nên hỏi bác sĩ về những tương tác tiềm ẩn với trà hoa cúc.
Kết luận
Trà hoa cúc đã được sử dụng trong y học dân gian hàng ngàn năm, thường mang lại kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, cho đến nay, nó vẫn là một chất bổ sung và không phải là thuốc.
Những người quan tâm đến việc dùng thử trà hoa cúc nên sử dụng như một chất bổ sung chứ không phải là chất thay thế cho chế độ dùng thuốc thông thường. Với liều lượng thường xuyên, chẳng hạn như 1 đến 2 cốc mỗi ngày, bạn có thể thấy sự cải thiện sức khỏe gia tăng.