Ngồi quá lâu một chỗ, chàng sinh viên đại học 22 tuổi đột nhiên mọc lông ở "vòng ba"

Ngày 31/01/2019 19:00 PM (GMT+7)

Thường xuyên thức khuya, ngồi lâu chơi điện thoại, máy tính không những khiến cơ thể giảm sức đề kháng, mà còn gây ra những căn bệnh lạ, trường hợp bệnh của cậu sinh viên 22 tuổi là một minh chứng.

Gần đây, trang Sohu của Trung Quốc đưa tin, Tiểu Trần 22 tuổi, một sinh viên đại học ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, luôn cảm thấy phần phần xương cụt ở đầu khe hở của mông bị sưng đau, nhưng sau khi dùng thuốc chống viêm, các triệu chứng được cải thiện. Tuy nhiên, khoảng 1 năm trở lại đây, chỉ cần Tiểu Trần thức đêm, ngồi chơi máy tính, điện thoại lâu, cơ thể không được nghỉ ngơi hoặc là tức giận, tình trạng đau lại tái phát, thậm chí còn xuất hiện chảy mủ, chảy máu.

Ngồi quá lâu một chỗ, chàng sinh viên đại học 22 tuổi đột nhiên mọc lông ở amp;#34;vòng baamp;#34; - 1

Tiểu Trần đi khám bác sĩ phát hiện cậu bị bệnh "nang tổ lông"

Tiểu Trần còn phát hiện, phần khu vực đầu xương cụt mọc ra rất nhiều lông màu thẫm. Thực sự đây là điều khiến Tiểu Trần rất lo sợ, sau đó cậu quyết định đến Bệnh viện thứ 5 thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến để khám bệnh. Bác sĩ sau khi chẩn đoán cho biết, bệnh của Tiểu Trần được gọi là “nang tổ lông”.

Bệnh nang tổ lông là gì?

Nang tổ lông hay còn gọi là u nang lông là tình trạng đặc trưng bởi một khối u nang bất thường trong da mà có chứa các tóc, lông vụn và da. U nang lông gần như luôn luôn nằm gần xương cụt ở đầu khe hở của mông. Các u nang lông thường xảy ra khi tóc xuyên vào da và sau đó bao lấy phần da đó. Nếu một u nang lông bị nhiễm trùng, áp xe gây ra thường rất đau đớn.

Ngồi quá lâu một chỗ, chàng sinh viên đại học 22 tuổi đột nhiên mọc lông ở amp;#34;vòng baamp;#34; - 2

Những người có lông rậm, ngồi nhiều, béo phì thường hay mắc bệnh nang tổ lông

Bệnh này rất hiếm thấy, đại đa số phát triển ở độ tuổi từ 20-30 tuổi. Hormone sinh dục được sản xuất đầu tiên vào tuổi dậy thì có ảnh hưởng đến các tuyến bã lông, các nghiên cứu đều cho thấy nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Ngoài giới nam, còn có các yếu tố nguy cơ khác như: tiền sử gia đình có người mắc bệnh này, nghề nghiệp phải ngồi lâu, những người rậm lông, có rãnh sâu giữa hai mông, người béo phì thường bị tái phát nang tổ lông…

Dấu hiệu nhận biết bệnh nang tổ lông

Ngồi quá lâu một chỗ, chàng sinh viên đại học 22 tuổi đột nhiên mọc lông ở amp;#34;vòng baamp;#34; - 3

Bệnh "nang tổ lông" có dấu hiệu phần da ở vùng cùng - cụt bị áp xe, chảy máu và dịch mủ

Một số người có nang tổ lông nhưng có thể có rất ít triệu chứng, chỉ thấy một vết lõm hay một lỗ rò ở da vùng cùng-cụt. Tuy nhiên, nếu nang tổ lông nhiễm trùng thì có thể thấy các triệu chứng tiến triển như: đau cột sống thấp, da đỏ và ấm, sưng tại chỗ cột sống vùng thấp, chảy mủ ở lỗ rò giữa hai mông, sốt (ít gặp). Nang tổ lông có thể gặp trong những vùng khác của cơ thể như bàn tay, nhưng rất hiếm.

Các nguyên nhân của bệnh nang tổ lông

Mặc dù có nhiều thuyết về nguyên nhân và nguồn gốc của bệnh nang tổ lông, phần lớn các nhà nghiên cứu ngày nay tin rằng nang tổ lông là do mắc phải (hơn là bẩm sinh). Nguyên nhân có thể do các nang lông bị “chôn” xuống dưới da, lông bị đẩy vào trong các nang lông dãn rộng và vào mô dưới da, do nguyên nhân nào thì chưa được biết rõ, gây phản ứng viêm và hình thành một cấu trúc nang xung quanh lông và các mẩu da tróc.

Một sức ép lớn hay các chấn thương lặp đi lặp lại ở vùng cùng-cụt là tiền đề của tạo nang hay kích thích một nang tổ lông đã có sẵn. Tiêu biểu đó là trường hợp của Tiểu Trần, cậu thường xuyên thức khuya, ngồi chơi máy tính, điện thoại trong thời gian quá lâu, kích thích nang tổ lông phát triển, khi vùng sưng đau không được chữa trị triệt để, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bệnh nang tổ lông không được chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng như: hình thành áp xe, nang tổ lông tái phát, nhiễm trùng toàn thân, hiếm hơn là ung thư biểu mô tế bào vảy…

Để phòng ngừa bệnh nang tổ lông, các chuyên gia y tế khuyên mọi người cần phải vệ sinh tốt vùng cùng-cụt. Giữ vùng này sạch và khô, cạo lông hoặc dùng kem tẩy sạch lông vùng cùng-cụt. Cũng có thể tẩy lông bằng điện ly hay laser. Cố gắng tránh ngồi lâu hay tạo sức ép lớn và lặp đi lặp lại trên vùng xương cùng-cụt. Giảm cân ở những bệnh nhân béo phì có thể làm giảm tần suất tái phát bệnh.

Choáng với khối u nặng 30 kg khiến bụng người phụ nữ phình to như chiếc trống
Khối u cân nặng 30 kg "chễm chệ" nằm bên trong buồng trứng người phụ nữ. Mặc dù đã phát hiện khối u nang buồng trứng cách đây 4 năm, người phụ nữ đành...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe