Ngủ trưa 30 phút hay 1 tiếng tốt hơn? Người ngủ 30 phút vẫn mệt, có người ngủ 10 phút lại tỉnh táo vì lý do này

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 08/04/2024 06:31 AM (GMT+7)

Nhiều người cho rằng ngủ trưa 30 phút là tốt nhất nhưng dưới góc nhìn của các chuyên gia về chu kỳ giấc ngủ, đây không phải thời gian nghỉ trưa tối ưu.

Nhiều người có thói quen ngủ trưa hàng ngày để giúp cơ thể tràn đầy năng lượng để làm việc buổi chiều. Tuy nhiên có những người sau khi ngủ trưa lại cảm thấy mệt mỏi hơn. Không ít người cho rằng việc này có liên quan tới thời gian ngủ trưa quá dài.

Vậy buổi trưa nên ngủ trong bao lâu? Có người cho rằng ngủ 30 phút là đủ nhưng có người lại thấy như vậy quá ít, không đủ để cơ thể hồi phục lại năng lượng.  

Ngủ trưa bao lâu là thích hợp?

Trước hết, trước khi xác định ngủ bao lâu, chúng ta cần hiểu một khái niệm đó là chu kỳ giấc ngủ của cơ thể con người. Một chu kỳ ngủ hoàn chỉnh kéo dài khoảng 90-100 phút và sẽ chuyển sang trạng thái ngủ sâu sau 30 phút.

Vì thế:

- Ngủ trưa 10-20 phút - Giấc ngủ nhanh chóng này tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo của bạn, giúp bạn quay lại làm việc ngay lập tức. Điều này là do thời lượng ngủ này chưa đạt đến trạng thái sâu hơn của chu kỳ giấc ngủ và bạn sẽ dễ dàng thức dậy và làm việc trở lại. Người ngủ trưa vẫn ở giai đoạn nhẹ nhàng hơn của giấc ngủ NREM (không chuyển động mắt nhanh).

Ngủ trưa 30 phút ở văn phòng là thói quen của nhiều người nhưng dễ gây uể oải sau khi thức dậy.

Ngủ trưa 30 phút ở văn phòng là thói quen của nhiều người nhưng dễ gây uể oải sau khi thức dậy.

- Trong vòng 30 phút - Nhiều người thường cho rằng ngủ 30 phút là thời gian phù hợp để nghỉ ngơi giữa trưa. Nhưng không có lợi ích đáng kể nào đối với thời gian ngủ trưa này. Những giấc ngủ ngắn nửa giờ gây ra "quán tính giấc ngủ", trạng thái uể oải có thể kéo dài khoảng 30 phút sau khi thức dậy. Điều này là do cơ thể buộc phải thức dậy ngay sau khi vừa mới vào giấc ngủ sâu.

- Trong vòng 60 phút: Ngủ trưa 60 phút có thể tiến vào giấc ngủ sâu. Do đó, giấc ngủ này khá lý tưởng để giúp một người tăng khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên, một chu kỳ giấc ngủ không thể hoàn thành chỉ sau 60 phút, vì vậy bạn có thể không tỉnh táo trong một thời gian sau khi thức dậy.

- Trong vòng 90 phút: Chế độ ngủ trưa này không phù hợp với nơi làm việc nhưng có lợi nhất là tăng cường trí nhớ và cải thiện khả năng sáng tạo. Đặc biệt sau khi ngủ được 90 phút, khi thức dậy con người sẽ đặc biệt tỉnh táo và không còn cảm giác uể oải nữa.

Lợi ích và sự cần thiết của việc ngủ trưa

Nói về sự cần thiết của việc ngủ trưa, không thể coi nó như một cách giải tỏa mệt mỏi đơn giản mà con mang đến nhiều lợi ích khác:

1. Loại bỏ mệt mỏi

Sau một buổi sáng làm việc và học tập, thể chất và tinh thần của con người bị tiêu hao, tinh thần cũng căng thẳng cao độ. Các chức năng của cơ thể cũng cần được nghỉ ngơi một thời gian ngắn để thích ứng với sự mệt mỏi về thể chất nhằm đảm bảo có đủ năng lượng để đương đầu với công việc vào buổi chiều.

Ngủ trưa có thể cải thiện sức khỏe, trí nhớ và hồi phục năng lượng, tinh thần để làm việc. (Ảnh minh họa)

Ngủ trưa có thể cải thiện sức khỏe, trí nhớ và hồi phục năng lượng, tinh thần để làm việc. (Ảnh minh họa)

2. Cải thiện khả năng phục hồi và trí nhớ

Nghiên cứu cho thấy ngủ trưa đúng cách có thể cải thiện sự tỉnh táo và khả năng phản ứng của con người, cho phép não được nghỉ ngơi, loại bỏ tình trạng mệt mỏi vào buổi sáng và cũng đóng vai trò cải thiện trí nhớ của cơ thể.

3. Cải thiện khả năng miễn dịch

Cơ thể con người sẽ có thời gian ngủ cao điểm vào lúc 1 giờ chiều, lúc này việc để cơ thể thư giãn và ngủ có thể kích thích tế bào lympho trong cơ thể và tăng cường hoạt động miễn dịch.

4. Bảo vệ trái tim

Khi con người ngủ trưa, họ có thể giảm bớt căng thẳng, làm dịu hệ thống tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đột ngột như bệnh tim mạch vành.

5. Giảm mỏi mắt

Mắt con người luôn hoạt động trong suốt buổi sáng, nhưng sau khi cơ thể con người nhắm mắt lại và đi vào giấc ngủ, các cơ mi của nhãn cầu sẽ được nghỉ ngơi, điều này có thể làm giảm mỏi mắt một cách hiệu quả.

Đồng thời, sau khi nhắm mắt, tuyến lệ sẽ tiết ra một lượng lớn nước mắt để làm ẩm nhãn cầu, lúc này nhiệt độ của giác mạc cũng sẽ tăng lên, đẩy nhanh quá trình tái tạo và trao đổi chất của tế bào, tăng cường sức khỏe cho mắt.

6. Thoát khỏi trầm cảm

Nhiều người sẽ cảm thấy cáu kỉnh sau khi làm việc căng thẳng vào buổi sáng, một giấc ngủ ngắn vào thời điểm này có thể giải tỏa căng thẳng và giúp thoát khỏi trầm cảm.

Những điều cần chú ý khi ngủ trưa

Ngoài thời lượng giấc ngủ, nếu muốn có một giấc ngủ ngắn lành mạnh, còn có những vấn đề khác bạn cần chú ý.

(1) Không nên ngủ ngay sau bữa ăn. Vì hệ tiêu hóa làm việc sau bữa ăn nên ngủ trưa vào lúc này sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, bạn nên đợi sau bữa ăn ít nhất 10 phút rồi mới chợp mắt.

Ngủ trưa ở văn phòng nên tránh nằm sấp không có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ngủ trưa ở văn phòng nên tránh nằm sấp không có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

(2) Cố gắng tránh ngủ trưa trong văn phòng ồn ào, nơi tốt nhất là những phòng khách và phòng họp yên tĩnh.

(3) Môi trường văn phòng thường có máy lạnh trung tâm, mùa hè nên tránh ngủ trưa ở gần cửa để tránh bị cảm lạnh. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị chăn ở văn phòng để đảm bảo cơ thể không bị lạnh khi ngủ trưa.

(4) Tắt máy tính và điện thoại di động xung quanh bạn khi ngủ trưa, trước hết là để tránh làm phiền tiếng ồn, thứ hai là để giảm nguy cơ bức xạ.

(5) Nếu bạn đeo kính áp tròng, tốt nhất nên tháo chúng ra trước khi chợp mắt. Bằng cách này, mắt không những được nghỉ ngơi đầy đủ mà sau khi thức dậy mắt cũng không bị đau nhức.

(6) Khi mới bắt đầu chợp mắt, có thể bạn sẽ không ngủ ngay được, đừng lo lắng, sau 2-3 phút, bạn sẽ tự nhiên nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Cuối cùng, đừng nằm sấp khi ngủ.

Người đi vệ sinh 3 ngày 1 lần và 1 ngày 3 lần, ai sống khỏe hơn? Đây là thời điểm vàng để đi đại tiện
Nhiều người lo sợ đi vệ sinh quá nhiều trong một ngày là dấu hiệu ung thư nhưng có người lại lo ngại nhiều ngày mới đi đại tiện thì cơ thể sẽ tích...

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Sohu, Forbes)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác