Người phụ nữ suýt nhiễm trùng não vì một sơ suất khi dùng tăm bông ngoáy tai

Ngày 17/08/2019 00:08 AM (GMT+7)

Bông ngoáy tai là đồ dùng quen thuộc nhiều người sử dụng để làm sạch tai. Tuy nhiên bạn có lẽ cần phải thật cẩn thận khi sử dụng bông ngoáy tay sau khi biết những gì mà người phụ nữ dưới đây đã trải qua.

Một phụ nữ ở Australia đã may mắn tránh được nhiễm trùng não, căn bệnh có thể dẫn đến tử vong do không cẩn thận khi dùng bông ngoáy tay. Jasmine Small, 38 tuổi đến từ New South Wales bị điếc ở tai trái suốt nhiều tháng mà không rõ nguyên nhân. Mặc dù cô đã tới nhiều nơi để khám nhưng các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân chính xác.

Đôi khi, Jasmine còn thấy dịch màu nâu, có mùi và dính cả máu khi cô làm sạch tai bằng bông ngoáy tai. Mặc dù sau đó cô được kê đơn kháng sinh nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm.

Người phụ nữ suýt nhiễm trùng não vì một sơ suất khi dùng tăm bông ngoáy tai - 1

Jasmine suýt bị nhiễm trùng não vì một sợi bông ở tăm bông sót lại bên trong tai cô.

Jasmine cuối cùng được giới thiệu tới một chuyên gia tai mũi họng và được tiến hành chụp CT. Bác sĩ rất bất ngờ khi phát hiện ra ở sâu bên trong tai cô bị nhiễm trùng khá nặng, vị trí này rất gần với não. Hóa ra nguyên nhân nhiễm trùng là do một sơi bông từ bông ngoáy tai đã sót lại khi Jasmine vệ sinh tai. Các bác sĩ tin rằng bông có thể đã bị mắc kẹt trong tai cô đến năm năm.

Sau đó, Jasmine đã phải trải qua một ca phẫu thuật, điều này khiến cô phải hủy tuần trăng mật. May mắn thay, cuộc phẫu thuật đã thành công nhưng phải trả giá bằng việc thính giác của cô bị tổn thương vĩnh viễn. Người phụ nữ 38 tuổi cũng đã lựa chọn phẫu thuật thêm để thử và khôi phục thính giác hoặc cài đặt máy trợ thính.

Người phụ nữ suýt nhiễm trùng não vì một sơ suất khi dùng tăm bông ngoáy tai - 2

Thực tế, đã từng có những sự việc tương tự xảy ra như trường hợp một người đàn ông ở Conventry đã suýt thiệt mạng vì nhiễm trùng não do sử dụng bông ngoáy tai. Các bác sĩ cho biết một phần của bông ngoáy đã sót lại trong tai người đàn ông 31 tuổi này năm năm trước khi anh gặp họa.

Các bác sĩ phát hiện ra anh ta bị nhiễm vi khuẩn, bắt đầu từ tai trước khi lan đến xương ở đáy hộp sọ và lây nhiễm vào màng não. Bác sĩ phẫu thuật đã phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng và tìm thấy một phần bông bị sót lại của bông ngoáy tai. Bệnh nhân đã ở bệnh viện một tuần trước khi dùng hai tháng thuốc kháng sinh để quét sạch nhiễm trùng. 

Trong lâm sàng, các bác sĩ cũng gặp không ít trường hợp bông vẫn còn trong tai của bệnh nhân. Sự sơ sót này rất nguy hiểm có thể dẫn đến một loạt các biến chứng như chấn thương ống tai, thủng màng nhĩ, tắc nghẽn ráy tai và nhiễm trùng tăm. 

Theo hướng dẫn dự thảo từ Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (Nice), bạn không nên dùng bông ngoáy tai. Nhưng một khảo sát gần đây của YouGov cho thấy chỉ 12% người Anh sử dụng nụ bông một cách chính xác - trong khi 62% đang sử dụng chúng để "đào" ráy tai. Các chuyên gia nói rằng nếu sử dụng bông ngoáy tai không đúng cách có thể đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai và làm hỏng màng nhĩ. 

Về vấn đề chăm sóc tai hàng ngày, khi có quá nhiều ráy tai, bạn có thể nhỏ vào tai vài giọt thuốc lấy ráy tai (hiện khá phổ biến ở các cửa hàng thuốc), nếu không bạn cũng có thể dùng nuớc khử trùng hay nước muối cũng được. Các giọt thuốc nhỏ vào tai chỉ có công dụng làm lỏng ráy tai mà thôi, còn thường ra tai sẽ làm tiếp công việc đẩy ráy tai ra ngoài. 

Dùng tăm bông ngoáy tai sai cách, người đàn ông bị vi khuẩn ăn mòn não
Nhiều người có thói quen sử dụng bông tăm để ngoáy tai, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như trường hợp...
Hoàng Dương (Dịch từ WOB)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác