Người phụ nữ uống sữa đậu nành kiểu này dẫn đến ung thư, WHO cảnh báo đó là chất gây ung thư 2A

MINH MINH - Ngày 05/06/2023 09:10 AM (GMT+7)

Uống sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe nhưng cẩn thận nếu uống sai cách có thể gây ung thư.

Bác sĩ phẫu thuật đầu và cổ người Đài Loan Wu Zhaokuan, khoa Tai mũi họng cho biết một người phụ nữ 50 tuổi không có thói quen hút thuốc, uống rượu nhưng không ngờ lại mắc bệnh ung thư. Chị đi khám vì cảm thấy có dị vật trong cổ họng và được phát hiện có một khối u ở hầu và thực quản.

Khi tiến hành điều trị, nữ bệnh nhân không hề lo lắng và nói với bác sĩ: "Tôi không thấy có vấn đề gì phải sợ, tôi không sợ đau nhưng chỉ buồn là không thể uống sữa nóng được nữa".

Bác sĩ Wu Zhaokan khi nghe bệnh nhân nói vậy đã hỏi thăm kỹ lại và phát hiện ra người phụ nữ mỗi sáng đều mua một cốc sữa đậu nành tới văn phòng làm việc, sau đó hâm nóng lại đến mức sôi sùng sục mới uống. Ngoài ra, nữ bệnh nhân cũng thích ăn canh khi còn nóng, thậm chí không bao giờ thích mua đồ ăn mang về vì sẽ nguội, ăn không ngon. 

Người phụ nữ có thói quen uống sữa đậu nành thật nóng, ăn canh cũng phải nóng bỏng, kết quả phát hiện ung thư. (Ảnh minh họa)

Người phụ nữ có thói quen uống sữa đậu nành thật nóng, ăn canh cũng phải nóng bỏng, kết quả phát hiện ung thư. (Ảnh minh họa)

Nước nóng trên 65 độ C được Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào danh sách chất gây ung thư 2A

Chúng ta đều biết rằng các yếu tố nguy cơ gây ung thư bao gồm hút thuốc, uống rượu,... nhưng ít người biết nước đun sôi thực sự là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Bác sĩ Wu Zhaokuan nhấn mạnh rằng Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê nước nóng trên 65 độ là chất gây ung thư 2A , tức là có khả năng gây ung thư. 

Cụ thể, theo các chuyên gia, nếu thường xuyên sử dụng đồ uống ở nhiệt độ trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản. Bởi vì đồ uống quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Khi bị tổn thương nhiều lần, các tế bào của niêm mạc có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Cũng vì thế chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.

Ngay cả Vương quốc Anh cũng đã tiến hành một nghiên cứu, nếu mỗi ngày uống 700ml trà có nhiệt độ trên 60 độ C thì tỷ lệ gây ung thư sẽ cao gấp đôi so với người uống nước ở nhiệt độ thấp hơn. 

Nước nóng trên 65 độ là chất gây ung thư 2A. (Ảnh minh họa)

Nước nóng trên 65 độ là chất gây ung thư 2A. (Ảnh minh họa)

Nên ăn, uống ở nhiệt độ bao nhiêu là an toàn?

Theo nghiên cứu, quá trình bắt đầu nuốt thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày mất khoảng 9 giây. Nếu nhiệt độ của thực phẩm quá cao, nó sẽ đốt cháy niêm mạc thực quản và khiến nó bị hoại tử. Nếu tiếp tục ăn uống như vậy trong một thời gian dài, sẽ trở thành ung thư.

Ngoài ung thư thực quản, thực phẩm "nóng" còn gây ung thư dạ dày. Theo các chuyên gia, khoang miệng, thực quản và dạ dày chịu nhiệt độ không giống nhau. Ở khoang miệng chịu được nhiệt độ là 65 độ C đến 70 độ C, độ chịu nhiệt ở niêm mạc thực quản là 45°C đến 50°C; độ chịu nhiệt ở niêm mạc dạ dày là 40 độ C. Vì vậy, thông thường sẽ xuất hiện tình trạng như thực phẩm đi vào khoang miệng không nóng nhưng lại có thể gây "bỏng" ở thực quản và dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày, xói mòn dạ dày.

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo khi ăn uống bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn quá nóng. Nhiệt độ thích hợp cho thực phẩm ở mức 10-40 độ C, với một vài món đặc thù có thể tiêu thụ ở mức cao hơn là 50 độ C nhưng phải hạn chế.

Chỉ số ung thư tăng cao, người đàn ông nghe bác sĩ khuyên ăn thêm món này, sau 3 tháng thay đổi bất ngờ
Người đàn ông có chỉ số ung thư tuyến tiền liệt cao nhưng sau 3 tháng ăn cà chua đã thay đổi hoàn toàn.

Bệnh nam giới

Theo MINH MINH (Dịch từ TVBS)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại