11 "chất độc" đang ngấm dần vào cơ thể khiến bạn dễ ung thư, tiểu đường, kiểm tra ngay kẻo hối không kịp

HÀ VŨ. - Ngày 04/06/2023 06:31 AM (GMT+7)

Các phản ứng viêm trong cơ thể thường phụ thuộc vào những gì chúng ta cho vào miệng. 11 "chất độc" dưới đây có thể khiến bạn béo phì, ung thư, tiểu đường,… cảnh báo mọi người nên chú ý.

1. Dầu ăn không lành mạnh

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy dầu hướng dương, dầu ngô và các loại dầu thực vật khác không ổn định khi ở nhiệt độ cao, nhanh chóng phân hủy thành chất độc adelhyde làm tăng nguy cơ ung thư. Nấu ăn bằng dầu thực vật chỉ trong vòng 20 phút đã tăng mức adelhyde lên gấp 20 lần so với mức giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Mọi người thường cho rằng dầu thực vật tốt hơn mỡ động vật hoặc bơ, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy dù một số loại dầu thực vật lạnh như dầu ô liu tốt cho sức khỏe, nhưng các loại dầu thực vật khác không đem lại lợi ích thực tế nào nhiều hơn tác hại chúng mang lại.

Chuyên gia dinh dưỡng Trình Hàm Vũ (Đài Loan) chỉ ra rằng dầu thực vật phổ biến là axit béo không bão hòa đa và tỷ lệ lượng dầu ăn của người hiện đại không cân đối dẫn đến quá nhiều omega-6 và ít omega-3 với axit béo không bão hòa đơn. Do đó, nên tăng cường omega-3 và axit béo không bão hòa đơn từ các nguồn chất béo thông thường như cá, hải sản, các loại hạt, dầu ô liu. Ưu tiên ăn đạm thực vật và ăn 1 nắm hạt mỗi ngày, có thể giúp điều chỉnh tỷ lệ axit béo ăn vào.

2. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa thường chứa trong các loại thức ăn nhanh (Ảnh minh họa)

Chất béo chuyển hóa thường chứa trong các loại thức ăn nhanh (Ảnh minh họa)

Chất béo chuyển hóa thường ở trong các loại bánh và các thực phẩm nướng, đồ ăn nhanh như gà rán, pizza, khoai tây chiên, đồ chiên rán nhiều dầu, đồ ăn chế biến sẵn như bắp rang bơ, snack, mì ăn liền…

Chất béo chuyển hóa làm giảm hàm lượng cholesterol tốt (HDL); tăng cholesterol xấu (LDL) và triglycerides, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh đái đường tuýp 2. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì, hội chứng chuyển hóa, kháng insulin, vô sinh, một số loại ung thư…

3. Đường

Muốn giảm phản ứng viêm trong cơ thể, bạn nên hạn chế tối đa lượng đường trong chế độ ăn uống của mình, bao gồm các loại thực phẩm hầu hết ai cũng thích ăn như: kẹo, nước ngọt, bánh mì, bánh ngọt... Ngoài ra còn có một số "thực phẩm lành mạnh" cũng có lượng đường cao đáng kinh ngạc, chẳng hạn như ngũ cốc, thanh protein, sữa chua, bánh mì đen, bánh ngọt thuần chay và không chứa gluten, nước ép trái cây… 

Các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan rất lớn giữa đường với bệnh tim, béo phì, tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ. Ngay cả carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như mì ống, bột mì trắng, bánh mì và các loại tinh bột khác, đều biến thành glucose dư thừa trong cơ thể, khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng carbohydrate bởi như vậy sẽ dẫn tới hàng loạt vấn đề như ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ và thể lực. Nguyên tắc vàng là tập trung vào các loại carbohydrate nguyên hạt, giàu chất xơ như rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc – hạn chế tối đa carbohydrate tinh chế.

4. Uống quá nhiều rượu

Rượu có thể gây ra nhiều tác hại đối với hệ thống miễn dịch, bao gồm: làm suy yếu hàng rào miễn dịch của đường tiêu hóa, làm hỏng hệ vi sinh vật và gây stress oxy hóa nghiêm trọng cho tế bào. Một khi gan phân hủy ethanol, nó sẽ tạo ra độc tố, qua nhiều năm sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư và lão hóa sớm. Tốt nhất để bảo vệ sức khỏe thì không nên uống rượu.

5. Mỡ thừa

Thừa mỡ cơ thể gây ra hàng loạt các vấn đề trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Thừa mỡ cơ thể gây ra hàng loạt các vấn đề trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Chìa khóa quan trọng để chống viêm là duy trì một cơ thể cân đối. Mỡ cơ thể quá nhiều, đặc biệt là quanh bụng, có thể gây viêm. Trên thực tế, chất béo nội tạng hoạt động như một cơ quan riêng biệt, âm thầm giải phóng một loạt các cytokine gây viêm, dẫn đến hội chứng chuyển hóa.

6. Thuốc lá                     

Dù là hút thuốc lá trực tiếp hay hít phải khói thuốc thụ động cũng đều có thể tăng nguy cơ ung thư, tổn thương mô cơ thể. Hút thuốc không chỉ gây ra ung thư phổi mà còn có thể dẫn đến những loại ung thư khác như ung thư miệng, môi, yết hầu, bàng quang, thận, dạ dày, gan, vú và cổ tử cung.

7. Áp lực

Áp lực lâu dài dễ bị trầm cảm (Ảnh minh họa)

Áp lực lâu dài dễ bị trầm cảm (Ảnh minh họa)

Căng thẳng tâm lý và thể chất nếu không được kiểm soát sẽ làm tăng giải phóng các cytokine gây viêm. Tình trạng viêm lâu dài sẽ phá vỡ các hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, và tăng nguy cơ trầm cảm.

8. Ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém là một yếu tố quan trọng thúc đẩy viêm nhiễm, thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh chuyển hóa mãn tính như tiểu đường, béo phì, bệnh tim và đột quỵ.

9. Ít vận động

Ngồi lâu, ít vận động trong thời gian dài cũng giống như hút thuốc. Con người sinh ra để di chuyển, nhưng với lối sống hiện đại, ngồi nhiều ở bàn làm việc, dán mắt vào màn hình, khiến chúng ta trở nên ít vận động. Ngồi lâu có liên quan đến IL-6 (một loại cytokine gây viêm) ở nam giới và bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ.

10. Độc tố trong môi trường

Hóa chất trong môi trường có thể tác động vào hệ thống miễn dịch, khiến chúng ta bị viêm mãn tính. Các chất gây ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, như bệnh đường hô hấp, bệnh tim và một số loại ung thư.

11. Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa

Khi đường tiêu hóa của bạn gặp rắc rối, đó là tin xấu cho tình trạng viêm khắp cơ thể bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàng rào niêm mạc ruột bị tổn thương khiến độc tố từ thức ăn ngấm vào máu, gây viêm toàn thân.

Một thực phẩm nhiều người mê có thể gây ra 45 bệnh, bác sĩ nhắc đừng ăn quá số lượng này để khỏi rước họa
Một chút đường vào buổi sáng có thể giúp kích thích các tế bào thần kinh, làm tinh thần bạn trở nên phấn chấn hơn. Nhưng lượng đường cung cấp vào cơ thể chỉ cần cao lên một chút cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe.

Sống khỏe

Theo HÀ VŨ. Dịch từ Tvbs
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại