Người xưa dạy măng, thịt vịt độc, nên ăn ít, chuyên gia tiết lộ loại nào mới thật sự độc

MINH MINH - Ngày 30/06/2023 16:03 PM (GMT+7)

Thịt vịt, xoài hay măng,... thường được đồn là "độc", khi ốm đau không nên ăn và bình thường dù khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều.

Nhiều người từng nghe nói xoài, măng, thịt vịt, hải sản hay một số loại thực phẩm khác là “độc”, không nên ăn nhiều hay không ăn khi bị ốm. 

Tại sao những thực phẩm này có độc? Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan Trương Y Đình chỉ ra rằng thứ mà thế hệ cũ thường gọi là "độc" chủ yếu để chỉ việc gây ra dị ứng hoặc phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể và gây ra bệnh tật chứ nó không thực sự gây độc.

Chuyên gia đã liệt kê một số loại thực phẩm thường được cho là “độc” và giải thích liệu chúng có thực sự độc hay không. 

1. Xoài

Xoài là loại trái cây được nhắc đến nhiều nhất về khả năng gây dị ứng. Người lớn tuổi thường cảnh báo rằng không nên ăn quá nhiều xoài vì “độc”.

Thực tế, quả xoài không hề độc nhưng cây xoài thuộc họ Anacardiaceae - một loại thực vật có chứa chất gây dị ứng urushiol.

Urushiol là chất gây phát ban từ cây thường xuân độc, cây sồi độc và cây sơn độc. Ở hầu hết mọi người, tiếp xúc với urushiol sẽ gây ra phản ứng dị ứng trên da. 

Trong xoài, urushiol được tìm thấy ở nồng độ cao trong vỏ và quả ngay dưới vỏ. Một số ít trường hợp dị ứng có thể xảy ra nếu ăn xoài cả vỏ nhưng thông thường mọi người sẽ gọt vỏ xoài khi ăn nên các tình trạng dị ứng nặng do ăn xoài rất ít khi xuất hiện và không xảy ra phổ biến như cây sồi độc hoặc cây thường xuân độc.

Chuyên gia Trương Y Đình cũng nhắc nhở, vì xoài có hàm lượng đường cao nên nếu tiêu thụ nhiều có thể khiến lượng đường trong máu và cân nặng tăng cao. Những người cần kiểm soát cân nặng hoặc lượng đường trong máu nên chú ý kiểm soát lượng ăn.

2. Vịt

Người xưa dạy măng, thịt vịt độc, nên ăn ít, chuyên gia tiết lộ loại nào mới thật sự độc - 1

Câu nói "thịt vịt có độc" là một sự hiểu lầm. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, theo quan điểm của y học Trung Quốc, thịt vịt có vị ngọt và tính mát, một số người có đường tiêu hóa không tốt, ăn thịt vịt dễ gây khó chịu do nó giàu đạm, chứa sắt chất lượng cao.

Trừ những người bị tiêu chảy cần chú ý tới vấn đề ăn uống thì hầu hết mọi người đều ăn được thịt vịt mà không cần lo lắng. 

​3. Măng

Măng có thể rất độc. Chuyên gia Trương Y Đình chỉ ra rằng măng có chứa cyanide. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), có thể dẫn đến ức chế hô hấp, gây ngộ độc với các triệu chứng như khó thở, đau đầu, buồn nôn, nôn, và co giật. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong. 

Để đề phòng ngộ độc do ăn măng, mọi người nên ngâm và luộc măng tươi (đổ bỏ nước luộc) trước khi nấu ăn.

4. Nấm

Ngộ độc nấm chủ yếu do ăn nhầm các loài nấm độc. Chuyên gia chỉ ra rằng hầu hết các loại nấm dại có màu sắc rực rỡ bên đường đều có độc, nhưng trên thực tế, nhiều loại nấm trông đơn giản cũng có thể chứa độc. Nếu bạn không đủ hiểu biết về thực vật, đừng hái nấm dại ven đường.

5. Hải sản

Người xưa dạy măng, thịt vịt độc, nên ăn ít, chuyên gia tiết lộ loại nào mới thật sự độc - 2

Hải sản không sạch có thể gây dị ứng cho cơ thể, nếu không được xử lý đúng cách còn dễ gây nhiễm vi khuẩn Vibrio enteritidis dẫn đến ngộ độc.

 Những người dễ bị dị ứng với cá, tôm và các loại hải sản cần lưu ý lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo chất lượng.

6. Cà tím

Bản thân cà tím không độc nhưng có tính “mát” như thịt vịt, những người có cơ địa mẫn cảm khi ăn chú ý không nên dùng quá nhiều, người bình thường về cơ bản không cần lo lắng.

​7. Chuối

Có tin đồn rằng chuối có đốm đen có nghĩa là chúng có nấm mốc hoặc nitrit. Chuyên gia Trương Y Đình khẳng định điều này không đúng.

Đốm đen là hiện tượng tự nhiên của chuối chín, nhưng chuối có quá nhiều đốm đen, chín quá cũng có thể dẫn đến nấm mốc, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, chỉ cần tránh ăn những quả thối, dập nát là được. 

Những thực phẩm kỵ nhau chớ nên ăn cùng kẻo chẳng những mất sạch chất bổ, còn gây độc
Không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể ăn với nhau, một số loại nếu ăn cùng sẽ gây bất lợi. Dưới đây là các loại thực phẩm kỵ nhau có thể...

An toàn thực phẩm

MINH MINH (Dịch từ TVBS)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác