Thực trạng dị ứng da mẩn đỏ ngứa xuất hiện khá phổ biến trong những năm gần đây, khiến không ít người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn mắc phải tình trạng này? Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ngứa da như thế nào?
Nguyên nhân nào gây dị ứng da mẩn đỏ ngứa?
1. Bệnh ngoài da
Nổi mề đay mẩn ngứa là triệu chứng cơ bản của các bệnh viêm da, dị ứng hoặc khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân độc hại, chất bẩn, … Một số bệnh lý ngoài da có thể liên quan đến việc mẩn ngứa nổi cục bao gồm:
- Dị ứng ngoài da (Skin allergy): Là một tình trạng phổ biến khiến da bị kích ứng, nổi mẩn và ngứa. Những yếu tố có thể gây dị ứng da rất phổ biến bao gồm: Khí hậu thay đổi, khói, bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa hoặc các yếu tố kích ứng khác, …
- Dị ứng thời tiết: Thường xuất hiện khi môi trường sống bị thay đổi đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi người bệnh đi du lịch. Dị ứng thời tiết thường khiến người bệnh nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt.
- Thủy đậu: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.
Căn bệnh này có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa xuân thời tiết ẩm nồm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.
- Mề đay: Là căn bệnh phổ biến, làm dị ứng da mẩn đỏ ngứa và có thể lan rộng sang các vùng da lân cận, làm nổi mẩn ngứa thành mảng. Tình trạng mề đay thường kéo dài trong 3- 4 ngày hoặc 1 – 2 tuần, tùy theo cơ địa và môi trường sống của người bệnh.
- Vẩy nến: Là một trong số các bệnh ngoài da mãn tính, có xu hướng tái phát thường xuyên. Bệnh nhân vẩy nến thường xuất hiện mẩn đỏ trên da, ngứa dai dẳng. Đôi khi tình trạng vẩy nến có thể xuất hiện bong tróc da, chảy dịch, đặc biệt là khi bệnh nhân gãi mạnh.
- Ghẻ lở, chấy rận: Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm hoặc quần áo. Ghẻ lở thường khiến người bệnh bị dị ứng da mẩn đỏ ngứa, khó chịu ở các vùng ra nhiều mồ hôi như kẽ ngón tay, ngón chân, nách, mặt trong đầu gối, ...
- Bệnh Herpes: Virus herpes simplex, còn được gọi là herpes, được phân thành hai loại: herpes loại 1 (HSV-1 hoặc herpes miệng) và herpes loại 2 (HSV-2 hoặc herpes sinh dục). Herpes loại 1 là thường nguyên nhân gây lở loét xung quanh miệng và môi (đôi khi được gọi là mụn nước hoặc vết loét lạnh). Hơn nữa, HSV-1 có thể gây ra mụn rộp sinh dục, nhưng hầu hết các trường hợp herpes sinh dục do herpes loại 2 gây ra.
Người bị nhiễm HSV-2 có thể có vết loét xung quanh bộ phận sinh dục hay trực tràng. Mặc dù ở các bệnh do HSV-2 gây ra, vết lở có thể có tại các vị trí khác nhưng thường được phát hiện dưới thắt lưng.
- Bệnh Lyme: Đây là một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra. Dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng là một vùng da bị mẩn đỏ, được gọi là quầng ban đỏ, bắt đầu ở chỗ vết cắn vào khoảng một tuần sau khi xảy ra. Vết ban thường không ngứa hoặc đau. Khoảng 25-50% người bị bệnh không phát ban.
Các triệu chứng sớm khác có thể bao gồm sốt, đau đầu và cảm giác mệt mỏi. Nếu không chữa kịp thời, các triệu chứng nặng có thể gồm méo một bên hoặc cả hai bên miệng, đau khớp xương, đau đầu nghiêm trọng đi kèm với cứng cổ, hoặc chứng tim đập nhanh.
2. Nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán đặc biệt là giun sán chó có thể gây ra hiện tượng mẩn ngứa nổi cục. Nếu người bệnh không có biện pháp tẩy giun thì có thể xuất hiện việc ngứa dưới da, nổi sẩn cục to thậm chí là nhìn thấy dấu vết giun bò loằng ngoằng bên dưới da.
Một số trường hợp nhiễm giun sán toàn thân có thể làm tắc ống mật và gây tình trạng mẩn ngứa, nổi sẩn cục toàn thân.
Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt.
Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm giun sán, người bệnh nên có biện pháp tẩy giun càng sớm càng tốt. Tuy nhiên hãy đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý. Không nên tự điều trị tại nhà để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
3. Bệnh lý bên trong cơ thể
Một số bệnh lý bên trong cơ thể có liên quan đến gan, mật, thận, thay đổi nội tiết tố,… cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng da mẩn đỏ ngứa. Tình trạng này thường là do các cơ quan nội tạng suy yếu, không thể hoàn thành chức năng vốn có. Do đó, cơ thể đào thải chất độc qua da và gây nên các nốt mẩn đỏ, sẩn cục.
Các bệnh lý có liên quan như:
- Suy giảm chức năng gan
- Suy thận
- Tắc ống dẫn mật, …
Trong trường hợp này người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Việc chần chờ, ủ bệnh có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
4. Nhiễm HIV
Một trong những triệu chứng đầu tiên để nhận biết HIV là nổi mề đay khắp người. Hiện tượng này được giải thích là do lượng tụ khuẩn vàng và dermodex trong cơ thể tăng cao. Ngoài ra, việc nổi mề đay mẩn ngứa cũng là dấu hiệu hệ thống miễn dịch đang hoạt động để chống lại virus HIV.
Do đó, nếu nhận thấy tình trạng mề đay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân, xuất hiện ở mặt, tay, bàn chân, bộ phận sinh dục, … thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và có biện pháp điều trị hợp lý.
5. Bệnh lý về máu
Một số rối loạn tổ chức máu như:
- Gia tăng đa hồng cầu
- Tăng Histamine trong máu
- Rối loạn sản sinh tủy
- Tăng Eosin trong máu ...
Dị ứng da mẩn đỏ ngứa xuất hiện do nhiều nguyên nhân. (Ảnh minh họa)
Điều trị dị ứng da mẩn đỏ ngứa
Tránh xa nguyên nhân gây dị ứng
Khi da mặt xuất hiện các dấu hiệu như nổi mụn, ngứa, có cảm giác châm chích râm ran, hoặc nặng hơn là nhức đầu, chóng mặt… thì bạn phải xác định ngay nguyên nhân và tránh xa nguồn gây dị ứng.
Bổ sung thật nhiều nước
Điều này sẽ giúp cơ thể tăng cường đào thải độc tố ra ngoài. Đẩy mạnh quá trình hydrat hóa trên da làm giảm tổn thương, bổ sung độ ẩm, ngăn chặn tình trạng da khô gây các nếp nhăn.
Rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Khi bị dị ứng da mặt thì tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày. Thay vì dùng sữa rửa mặt, bạn hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày để giữ da sạch bụi bẩn, không tăng tình trạng tổn thương.
Không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Da dị ứng sức đề kháng yếu nên rất dễ bị tổn thương bởi ảnh nắng mặt trời, hay các nguồn kích ứng khác. Chính vì thế, trong thời gian này bạn nên hạn chế ra ngoài. Đặc biệt là phải bảo vệ da, chống nắng một cách đầy đủ.
Chú ý chế độ ăn uống
Để làn da nhanh chóng khỏi dị ứng thì bạn còn phải thay đổi chế độ ăn uống của mình, đầu tiên là giảm lượng đường, muối sử dụng khi chế biến thức ăn.
Thứ hai là kiêng cà phê, rượu, trà, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, không nên ăn đồ biển và bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ quả vào chế độ ăn uống.
Cách phòng ngừa da mẩn đỏ ngứa
- Bù nước cho cơ thể
- Sử dụng thực phẩm, sản phẩm giải nhiệt:
Mướp đắng
Bí đao
Cà chua
Trái cây giàu vitamin C
Đậu phụ
Nước dừa
- Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, dễ kích ứng:
Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng
Thức ăn chế biến sẵn
Rượu bia, thức uống có cồn, có gas
Các loại hải sản
Sữa bò, đậu tương, lúa mỳ
- Chống nắng đúng cách
- Cân bằng nhiệt độ môi trường xung quanh với cơ thể
- Nghỉ ngơi nhiều, giữ tâm lý thoải mái
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Bạn nên khám bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây:
- Phát ban nhiều hơn.
- Nổi mẩn ngứa rồi lặn, lặp đi lặp lại liên tục.
- Có các triệu chứng khác kèm theo như: bóng nước xuất huyết, sưng đỏ, bong da, sốt, ngứa, đau khớp …
- Ban da bị đau.
- Bóng nước lớn, lan rộng trên ban da.
- Phát ban làm hạn chế các sinh hoạt hàng ngày hoặc ngủ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đi gặp bác sĩ. Mỗi người sẽ có biểu hiện riêng. Tốt nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ những gì tốt nhất trong tình huống của mình.