Viêm ruột thừa là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất. Nếu được chữa trị kịp thời sẽ không đe doạ tính mạng, vì vậy hãy đọc bài viết này để trang bị những thông tin đầy đủ về viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa là gì?
Ruột thừa là một bộ phận của cơ thể, nhỏ như ngón tay cái nằm ở bên phải của bụng. Một đầu được bịt kín còn đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Một nghiên cứu cho thấy ruột thừa có thể có một số vai trò trong miễn dịch ruột, nhưng chưa có bằng chứng cụ thể được xác định. Tuy nhiên chúng ta có thể sống mà không có nó.
Khi ruột thừa bị tắc nghẽn do một số nguyên nhân nào đó như: sỏi thận, dị vật…nó rất dễ bị viêm, sưng, nhiễm trùng khiến ruột thừa bị viêm
Viêm ruột thừa là một tình trạng y tế khẩn cấp mà hầu như luôn cần được phẫu thuật nhanh chóng để loại bỏ ruột thừa. Nếu không được điều trị, ruột thừa bị viêm sẽ vỡ ra, làm bục các vật chất nhiễm trùng vào trong ổ bụng. Điều này có thể dẫn đến viêm phúc mạc, viêm nghiêm trọng niêm mạc khoang bụng (màng bụng) có thể gây tử vong trừ khi được điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh mạnh.
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa xuất hiện khi ruột thừa bị tắc nghẽn, thường là do phân, những dị vật hoặc ung thư. Tình trạng tắc nghẽn có thể do nhiễm trùng, bởi ruột thừa có thể sưng lên để phản ứng lại với bất kỳ nhiễm trùng nào trong cơ thể.
Triệu chứng viêm ruột thừa
Các triệu chứng thường thấy bao gồm:
- Đau âm ỉ vùng gần rốn và vùng bụng trên, cơn đau dữ dội hơn khi nó di chuyển đến bụng dưới bên phải. Đây thường là dấu hiệu đầu tiên.
- Ăn mất ngon.
- Buồn nôn ngay sau khi cơn đau bụng bắt đầu.
- Bụng sưng.
- Sốt.
Sau gần nửa thời gian, các triệu chứng khác sẽ xuất hiện như:
- Đau âm ỉ ở bất cứ nơi nào ở vùng bụng trên hoặc dưới, lưng hoặc trực tràng.
- Đi tiêu đau và khó đi tiểu.
- Nôn mửa trước khi đau bụng.
- Chuột rút nặng.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào như trên, hãy ngay lập tức đến bệnh viện, vì việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Không ăn, uống hoặc dùng bất cứ biện pháp giảm đau, thuốc kháng acid, thuốc nhuận tràng hoặc chườm nóng, vì chúng có thể gây vỡ ruột thừa đang viêm.
Đau bụng bên phải thường là dấu hiệu của viêm ruột thừa. (Ảnh minh họa)
Cách điều trị viêm ruột thừa
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là cách điều trị cho hầu hết các trường hợp viêm ruột thừa. Nói chung, nếu nghi ngờ viêm ruột thừa, để an toàn, bác sĩ sẽ nhanh chóng loại bỏ ruột thừa để tránh vỡ.
Nếu ruột thừa đã hình thành áp xe, bạn có thể phải thực hiện hai quá trình như sau: hút mủ và chất lỏng của áp xe, sau đó loại bỏ ruột thừa. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy, trong một số trường hợp có thể không cần phẫu thuật, mà có thể điều trị viêm ruột thừa cấp tính với kháng sinh.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Thuốc kháng sinh sẽ là lựa chọn được đưa ra trước khi cắt bỏ ruột thừa để chống viêm mạc phúc. Sau đó, bệnh nhân sẽ được gây mê và ruột thừa được loại bỏ qua một vết rạch 10,16cm hoặc qua nội soi. Nếu bạn bị viêm phúc mạc, bụng dưới cũng sẽ được rửa và hút mủ.
Trong vòng 12 giờ sau phẫu thuật, bạn có thể đứng dậy và di chuyển. Thường thì bệnh nhân có thể hoạt động bình thuường sau 2 – 3 tuần. Nếu phẫu thuật được thực hiện bằng nội soi, vết rạch sẽ nhỏ hơn và phục hồi nhanh hơn.
Sau phẫu thuật, hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị:
- Máu chảy không kiểm soát;
-Tăng đau bụng;
- Chóng mặt, có cảm giác ngất xỉu;
- Nôn hoặc nước tiểu chứa máu;
- Vết rạch càng ngày càng đỏ và đau hơn;
- Sốt;
- Mủ ở vết thương.
Có thể phòng tránh viêm ruột thừa không?
Không có cách nào ngăn viêm ruột thừa. Tuy nhiên, viêm ruột thừa cũng ít phổ biến hơn ở những người ăn nhiều chất xơ, như rau quả tươi.