Nước cam cần thiết trong mùa dịch nhưng không phải uống nhiều là tốt, hai trường hợp tuyệt đối tránh

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 08/03/2022 16:24 PM (GMT+7)

Không thể phủ nhận những tác dụng rất tốt của nước cam, nhưng các chuyên gia cho rằng khi uống cần phải có những lưu ý để tránh gây hại cho sức khỏe.

Lương y Bùi Đắc Sáng

Nơi công tác: Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Không phải cứ uống nhiều nước cam là tốt

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngoài những biện pháp phòng chống dịch ngành y tế khuyến cáo, nhiều người còn sử dụng các thực phẩm giúp tăng đề kháng cơ thể, trong đó có việc uống nước cam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc uống nước cam quá nhiều hoặc không đúng cách cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, cam rất giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt các tác nhân gây bệnh vào cơ thể, nhưng uống nhiều nước cam không làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Theo bác sĩ Nhàn, mỗi người có nhu cầu bổ sung vitamin C là khác nhau, ví dụ bà bầu sẽ cần nhiều hơn, nhưng người bình thường thì mỗi ngày chỉ cần ăn 1 quả cam là đủ cung cấp vitamin C cho cơ thể. “Việc ăn hoặc uống quá nhiều nước cam cũng không phải là tốt. Khi bổ sung quá nhiều sẽ gây nên tình trạng dư thừa và có nguy cơ gây sỏi thận”, bác sĩ Nhàn khuyến cáo.

Nước cam tuy tốt nhưng cần phải uống với lượng vừa đủ. Ảnh minh họa.

Nước cam tuy tốt nhưng cần phải uống với lượng vừa đủ. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, trong bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thì hàm lượng chất khoáng và vi khoáng có trong 100g cam (thực phẩm ăn được) bao gồm: Canxi 34mg, phốt pho 23mg, sắt 0.4mg, kẽm 0.22mg, vitamin C 40mg, folat 30µg, vitamin A 8µg, vitamin E 0.18µg, β-carotene 29µg.

Qua bảng thành phần trên cho thấy, cam là trái cây giàu vitamin và khoáng chất nên nhiều người chọn uống nước cam để tăng cường sức đề kháng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 là cần thiết. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên lạm dụng. 

Riêng đối với phụ nữ mang thai thì lượng vitamin C cần thiết là 80mg nên có thể uống gia tăng lượng nước cam trong ngày nhưng nên chia ra chứ không nên uống quá nhiều liền một lúc. Còn với trẻ em, chỉ uống 1/2 quả cam/ngày là đủ.

Phụ nữ mang thai có thể uống nước cam nhưng tuyệt đối không uống nhiều cùng một lúc. Ảnh minh họa.

Phụ nữ mang thai có thể uống nước cam nhưng tuyệt đối không uống nhiều cùng một lúc. Ảnh minh họa.

Với những người bị sốt cũng nên bổ sung nước cam vì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để điều hòa chức năng cơ thể chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn.

Ốm uống nước cam tốt nhưng cần tránh trong 2 trường hợp

Về phương diện đông y, nhà nghiên cứu - lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, cam là loại quả tốt cho sức khỏe, có vị ngọt, chua, tính mát. Tác dụng của cam giúp giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn hoặc uống được nước cam tùy thích mà cần phải có những lưu ý.

Lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo, với những người mắc bệnh thận, mới phẫu thuật xong, có vấn đề về dạ dày, khi đang đói không nên dùng nước cam. Vị lương y này cho biết, hiện có rất nhiều mệt mỏi, bị ốm dùng nước cam để tăng sức đề kháng, điều này là tốt nhưng với những người đang dùng thuốc kháng sinh, mới uống sữa xong thì cần tránh không được uống nước cam.

Người mới uống sữa xong, đang uống kháng sinh tuyệt đối không nên dùng nước cam. Ảnh minh họa.

Người mới uống sữa xong, đang uống kháng sinh tuyệt đối không nên dùng nước cam. Ảnh minh họa.

“Trong cam có chứa nhiều a xít, một chất tương tụ như naringin, chất này sẽ làm khó hấp thu đầy đủ và có thể phá vỡ cấu trúc của thuốc, khi đó thuốc kháng sinh không còn có tác dụng kháng khuẩn, khiến người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.

Ngoài ra, với người mới uống sữa xong, các protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…”, lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo.

Ông Sáng cũng cho rằng, chọn thời điểm uống nước cam cũng rất quan trọng. Theo đó, mọi người nên uống nước cam vào buổi sáng, uống sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng. Cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm và làm mất ngủ vì thế sẽ không tốt khi uống vào buổi tối.

9 loại quả, rau giàu vitamin C hơn cả cam, 3 loại Việt Nam có nhiều và cực rẻ
Những ngày gần đây, giá cam có lúc tăng tới 3 lần do nhiều người tìm mua loại quả này để bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng giữa mùa dịch....

Sống khỏe

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe