Mỗi loại rau có một lợi thế khác nhau, tuy nhiên trong điều kiện môi trường như hiện tại nên chọn loại rau an toàn trước khi lựa chọn đến tiêu chí ăn ngon và nhiều dinh dưỡng.
Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Rau muống xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm nhiều gia đình, nhất là vào mùa hè. Thế nhưng, trên thị trường có rất nhiều loại rau muống khác nhau, mỗi loại cũng có vị khác nhau và tùy vào sở thích của mỗi gia đình để lựa chọn. Theo đó, có ý kiến cho rằng phải là rau muống ta, rau muốn bè (rau muống nước) ăn mới ngọt, mới mát và ngon. Còn các loại rau muống giống mới hiện nay, nhất là rau muống gieo hạt, ăn có vị chát và nhơn nhớt không ngon.
Vậy loại rau muống nào mới là ngon nhất? PGS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho rằng, nếu so sánh rau muống cạn và rau muống nước thì rau muống ở dưới nước ăn ngon hơn. Theo ông Thịnh đây là rau muống bản địa của người Việt, không phải rau lai tạo nên quen với khí hậu, môi trường, chất lượng sẽ ngon hơn. Ngoài ra, bản thân rau muống là cây thân đốt, chúng phát triển và nổi trên mặt nước nên đây mới là điều kiện sống phù hợp chứ không phải là trồng trên cạn.
Tuy nhiên, rau muống cạn hiện nay dễ chăm sóc, thu hoạch và cho năng suất cao hơn nên nhiều người trồng. Loại rau này thường là lai tạo, mang hạt nơi khác về trồng và độ giòn và ngọt không bằng với rau muống nước.
Rau muống nước ăn ngon hơn rau muống cạn, nhưng môi trường hiện đang ô nhiễm nên cần đặc biệt phải cân nhắc. (Ảnh minh họa)
“Đó là phân tích về độ ngon dưới góc độ ẩm thực, dinh dưỡng của rau muống. Còn so sánh về độ an toàn trong giai đoạn hiện nay thì rau muống nước chưa chắc đã sạch bằng rau muống cạn”, ông Thịnh nói.
Theo phân tích của ông Thịnh, rau muống cạn nếu được trồng và chăm sóc trong môi trường sạch sẽ như trong nhà lưới, thậm chí là tại gia đình, dùng phân bón hữu cơ, không nuôi chó mèo để phóng uế bừa bãi thì nó khá sạch và an toàn khi ăn.
Trong khi rau muống nước hiện ngày càng ít được trồng và nếu có trồng thì chưa chắc đã an toàn khi ăn. Bởi ngay tại Hà Nội ngày xưa rất nổi tiếng với rau muống bè ở sông Tô Lịch, nhưng giờ nếu thả rau muống xuống sông Tô Lịch, dù có thể rau vẫn phát triển nhưng chẳng ai dám ăn. Kể cả là rau trồng ở các con sông khu vực ngoại thành Hà Nội cũng vậy.
“Rau muống hấp thu chất ô nhiễm, các kim loại nặng rất tốt, vì thế nguồn nước không đảm bảo chúng dễ bị nhiễm chất gây hại cho sức khỏe. Đó là chưa kể, rau muống có thân ống trồng ở vùng nước ô nhiễm rất dễ nhiễm ký sinh trùng giun sán, trong khi nhiều người lại hay dùng rau này để ăn sống, ăn gém là rất nguy hiểm”, PGS Thịnh cảnh báo.
Rau muống cạn dù không ngon bằng rau muống nước nhưng ăn an toàn hơn. Ảnh minh họa.
Từ những phân tích trên, ông Thịnh khuyên các gia đình nên lựa chọn rau muống được bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có kiểm định của cơ quan chức năng liên quan. “Chúng ta nên
lựa chọn rau có độ an toàn trước, sau đó mới đến độ ngon và dinh dưỡng. Vì dinh dưỡng được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, chứ không phải chỉ có rau muống”, PGS Thịnh khuyên.Ngoài ra, nhằm đảm bảo an toàn, nhiều người sử dụng chanh, dấm hay muối để ngâm rau, theo ông Thịnh cách này không tiêu diệt được ký sinh trùng, cũng như không loại được tồn dư hóa chất, kim loại nặng có trong rau. Bởi rau muống là rau thân ống, ký sinh trùng ở phía trong rất khó loại bỏ khi rửa. Còn hóa chất, kim loại nặng ngấm vào trong rau thì rửa cũng không trôi được. Vì thế cách hạn chế tốt nhất là chọn rau bán ở nơi an toàn và chỉ ăn khi đã được nấu chín.
“Một số người nói rằng vắt chanh vào rau muống hay nước rau muống khiến rau chuyển màu và nghĩ rằng đó là cách loại bỏ được hóa chất. Tuy nhiên, điều đó là phi thực tế và không khoa học. Đó chỉ là phản ứ
ng đơn giản khi chanh có axit còn rau có chất kềm và hai thứ kết hợp với nhau sẽ xảy ra phản ứng như vậy”, ông Thịnh cho hay.Tin liên quan
Nhiều người không thích ăn rau thấy như "ước mơ thành sự thật" khi được giới thiệu viên rau củ cung cấp chất xơ nhưng liệu loại thực phẩm...
Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của...
Việc ăn rau trước bữa ăn được nhiều người thực hiện nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên làm vậy và tốt nhất nên ăn rau cùng với cơm,...
Rau dền ít thuốc trừ sâu lại có hàm lượng canxi và sắt cao hơn so với thịt đỏ hay nội tạng động vật hoặc sữa, rất thích hợp cho trẻ nhỏ và...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Rau quả là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, nhưng liệu bạn có tự tin mình đã biết cách nhận diện rau quả sạch, an toàn? Tham gia bài trắc nghiệm sau đây để kiểm tra kiến...