Sán "lúc nhúc" đầy người vì những món ăn cả triệu người Việt "nghiện" mê mẩn

Ngày 19/09/2019 12:15 PM (GMT+7)

Theo một khảo sát của Viện Sốt rét – Ký sinh trung – Côn trùng Trung ương, có đến 3/4 dân số Việt Nam nhiễm các loại giun sán, trong đó có sán xơ mít, sán dải lợn, sán dải bò...

Một số người cho rằng thực phẩm sống, tái có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì có thể dẫn lối cho các vi khuẩn, giun, sán vào cơ thể.

Gỏi cá

Những loại cá nước ngọt như cá trê, cá quả, lươn sẽ chứa nhiều ấu trùng giun, sán. Cá diếc, cá trắm, cá chép mang ấu trùng sán lá gan nhỏ và cua, tôm chứa ấu trùng sán lá phổi.

Còn các loại cá biển như cá mực, cá thu, cá mòi, cá hồi... chứa rất nhiều ấu trùng giun tròn. Loại ấu trùng, ký sinh trùng này có thể gây nên các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, thậm chí dẫn đến tắc ruột, viêm ruột, loét dạ dày...

Rau sống

Sán amp;#34;lúc nhúcamp;#34; đầy người vì những món ăn cả triệu người Việt amp;#34;nghiệnamp;#34; mê mẩn - 1

Rau sống đứng đầu trong những loại thực phẩm dễ gây bệnh nhiễm giun sán nhất. Các chuyên gia cho biết, không chỉ các loại rau thủy sinh có thân ống như rau cần, rau muống, cải xoong mà ngay cả những loại rau trồng trên cạn như xà lách, rau thơm... cũng đều có thể nhiễm ký sinh trùng như trứng giun đũa, giun móc, sán lá gan…

Một sự thật đáng sợ là có đến 97% mẫu rau sống được bày bán tại các chợ bị nhiễm ký sinh trùng. Và dù đã trải qua 3 lần rửa bằng nước sạch nhưng ít nhất vẫn còn 52% mẫu rau này tồn tại ấu trùng có thể gây hại cho cơ thể người.

Ăn rau sống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Nếu ăn phải những loại rau có chứa ký sinh trùng, bạn sẽ có nguy cơ bị các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, nhiễm giun sán hay kiết lị. Bạn cũng không nên ăn rau sống tại các hàng quán, bởi chúng thường không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, nếu mua rau về dùng thì bạn cần rửa rau nhiều lần bằng nước sạch cũng như phải ngâm nước muối. Cách tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe là rau bạn tự trồng.

Thủy hải sản tươi sống

Cả hai loại cá nước ngọt và nước mặn đều có khả năng chứa ấu trùng và ký sinh trùng như nhau. Trong đó, những loại cá nước ngọt như cá trê, cá quả, lươn sẽ chứa nhiều ấu trùng giun sán. Cá diếc, cá trắm, cá chép mang ấu trùng sán lá gan nhỏ và cua, tôm chứa ấu trùng sán lá phổi.

Tiết canh, nội tạng động vật

Tiết canh hay các món được chế biến từ nội tạng động vật luôn là một trong những món ăn được rất nhiều người Việt ưa thích. Tuy nhiên, các món ăn này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, tiết canh mang rất nhiều mầm bệnh từ máu của động vật, sẽ làm tăng nguy cơ mắc giun sán, bệnh về tiêu hóa hay viêm não cho người sử dụng.

Ốc

Sán amp;#34;lúc nhúcamp;#34; đầy người vì những món ăn cả triệu người Việt amp;#34;nghiệnamp;#34; mê mẩn - 2

Những món ăn về ốc luôn hấp dẫn các tín đồ ăn vặt. Tuy nhiên, ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể như ký sinh trùng giun ống. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn ốc, bạn phải nấu thật chín. Tuyệt đối không nên ăn ốc chín tái.

Các loại thịt tái

Nếu bạn là “tín đồ” của các loại thịt tái khi ăn phở hay các món nhúng thì nên loại bỏ ngay. Vì các nghiên cứu đều cho thấy, thịt bò sống sẽ chứa một loại sán rất nguy hiểm, gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí còn ảnh hưởng đến khớp và não. Cụ thể, với tỉ lệ 31 - 98% thịt bò bị nhiễm sán lá gan thì ăn bò nhúng, tái quả là mối nguy hại khôn lường.

Theo TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm sán rất cao. Sán dây trưởng thành phát triển rất nhanh trong ruột lợn, có thể ảnh hưởng đến não bộ của con người. Ngoài ra, sán lợn cũng phát triển qua ấu trùng như tiếp xúc với phân lợn, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể lây nhiễm sang một số mô trong cơ thể con người.

Sán amp;#34;lúc nhúcamp;#34; đầy người vì những món ăn cả triệu người Việt amp;#34;nghiệnamp;#34; mê mẩn - 3

"Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt… Trứng sán thường sẽ theo thức ăn hoặc nước uống chưa chín kỹ đi vào dạ dày và sinh sôi, nảy nở. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên ăn thịt lợn chưa chín kỹ, còn tái hoặc ăn nem chua, tiết canh, nội tạng lợn như lòng non, lòng già, dạ dày… Đừng quên, không chỉ riêng chuyện ăn tiết canh, thịt lợn tái, sống thì mới có nguy cơ cao bị nhiễm sán. Thịt lợn, trâu, bò, cá, cua, rau sống ăn kèm... nói chung đều có khả năng lây nhiễm sán cho cơ thể, tùy thuộc vào món ăn của bạn có đảm bảo vệ sinh, đảm bảo nấu chín kỹ hay chưa", TS Từ Ngữ cho hay.

Bác sĩ lôi 12 con ký sinh trùng trong ruột người đàn ông, bệnh do ăn sashimi, hải sản sống
Trường hợp người đàn ông 58 tuổi bị ký sinh trùng ăn mòn thành ruột là một điển hình cho việc thích ăn sashimi, hải sản.
Theo QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sán lợn