Sau 3 ngày xăm môi, cô gái có dấu hiệu lạ nghi sùi mào gà, hóa ra mắc loại bệnh không thể chữa khỏi

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 10/04/2024 09:00 AM (GMT+7)

Có biểu hiện lạ ở vùng miệng, cô gái trẻ lo sợ mình mắc bệnh sùi mào gà nên vội vàng đi khám, kết quả khiến cô vừa mừng vừa lo.

Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành

Thạc sĩ Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành hiện đã có hơn 15 năm kinh nghiệm khám và điều trị chuyên khoa Da liễu, Thẩm mỹ, với kinh nghiệm...

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Suốt 3 tuần vừa qua, Hạ Nhiên (21 tuổi, ở Hà Nội) bị nổi mụn thành từng đám ở quanh miệng, dù đã dùng thuốc nhưng tình trạng vẫn không đỡ. Cô tìm hiểu trên mạng thì được biết, những nốt mụn sùi đó giống sùi mào gà nên vô cùng lo lắng. Nhiên chia sẻ, dù đã có bạn trai nhưng chưa bào giờ quan hệ bằng miệng. Tìm hiểu sâu hơn thì được biết, sùi mào gà có thể lây qua vật tiếp xúc trung gian, hoặc dịch tiết có chứa virus, cô gái trẻ vội đi khám.

BSCK II Nguyễn Tiến Thành - Thành viên Hội Da liễu Việt Nam thăm khám cho Hạ Nhiên và nhận thấy, những nối mụn sùi của cô không phải là sùi mào gà, mà là bị nhiễm virus Herpes. Khai thác sâu hơn, Nhiên cho biết cách đây 3 tuần cô có đi xăm môi và sau đó 3 ngày thì bắt đầu xuất hiện những nốt sùi, ngày càng lan rộng.

Cô gái lo sợ mắc sùi mào gà, đi khám hóa ra mắc căn bệnh không thể chữa khỏi. Ảnh minh họa.

Cô gái lo sợ mắc sùi mào gà, đi khám hóa ra mắc căn bệnh không thể chữa khỏi. Ảnh minh họa. 

Theo bác sĩ Thành, về bản chất, xăm môi vẫn có thể gây sùi mào gà nếu dụng cụ nhiễm virus không được khử trùng đúng quy định. Tuy nhiên, với trường hợp này, may mắn không phải mắc sùi mào gà mà là bị Herpes. “Người làm thủ thuật xăm môi đã không thực hiện đúng quy trình vô khuẩn tốt khiến khách hàng nhiễm virus”, bác sĩ Thành giải thích.

Bác sĩ Thành cũng cảnh báo, nhiều người trước khi xăm dù nhìn thấy cơ sở đã thay kim mới nhưng điều đó chưa chắc đã an toàn. Bởi kim được thay nhưng virus hoàn toàn có thể ở cán kim hoặc trong các dụng cụ khác rồi lây bệnh. “Điều đáng tiếc nhất là khi mắc bệnh này sẽ không khỏi hẳn được. Chúng rất dễ tái phát nếu người bệnh bị stress, căng thẳng hay cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt, bệnh rất dễ lây nếu người mắc hôn người khác”, bác sĩ Thành chia sẻ. Việc điều trị bài bản, đúng cách sẽ giúp bệnh hạn chế tái phát và không để lại sẹo.

Xăm môi từ dụng cụ không đảm bảo, không được vô khuẩn sẽ dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa.

Xăm môi từ dụng cụ không đảm bảo, không được vô khuẩn sẽ dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa. 

Herpes ở miệng biểu hiện thế nào?

Virus Herpes simplex (HSV) là một loại virus thích da và thần kinh, thường gây ra tình trạng nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục…

Bệnh lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc tại vùng da của người bệnh có chứa virus. Khi virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, người bệnh Herpes chưa khởi phát ngay các triệu chứng. Khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy giảm hay gặp ánh sáng mặt trời, virus Herpes sẽ phát triển mạnh hơn và gây bệnh.

Đặc biệt, trẻ em dễ mắc Herpes miệng, bệnh cũng thường trở nên nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành. Trong một số trường hợp hiếm gặp, virus Herpes còn gây ra bệnh viêm não Herpes ở trẻ sơ sinh.

Đối với Herpes ở miệng-môi, biểu hiện đầu tiên là một vài vùng da quanh miệng, môi của người bệnh sẽ ngứa ran, nóng rát, đau và phỏng đỏ. Sau đó, mụn nước dần hình thành và xảy ra hiện tượng lở loét xung quanh hoặc bên trong khoang miệng. Tình trạng đau tăng dần theo diễn tiến của bệnh gây khó chịu, nhất là với trẻ nhỏ.

Các mụn nước thường tụ thành từng chùm trên nền da viêm đỏ và vỡ ra sau vài ngày, dịch chảy ra ngoài và tạo ra vết loét trợt nông. Sau đó, vết loét sẽ khô và đóng mài; thỉnh thoảng người bệnh còn ít cảm giác khó chịu, đau đớn và mài bong; không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có hệ miễn dịch yếu hoặc bội nhiễm sẽ khiến bệnh kéo dài và tiến triển nặng hơn.

Herpes miệng có tần số tái phát khác nhau với mỗi người và thường khởi phát thành từng đợt. Bệnh không thể điều trị dứt điểm, virus Herpes vẫn luôn tồn tại trong cơ thể. Tình trạng Herpes miệng nếu tái phát sẽ kéo dài và nặng hơn lần đầu.

Hành động thơm, hôn trẻ cũng khiến virus lây bệnh nhanh chóng. Ảnh minh họa.

Hành động thơm, hôn trẻ cũng khiến virus lây bệnh nhanh chóng. Ảnh minh họa. 

Phòng bệnh ra sao?

Để phòng bệnh, mọi người cần chú ý một số biện pháp dưới đây:

- Tránh hôn người đang có dấu hiệu bệnh hoặc bản thân bạn đang mắc bệnh.

- Cẩn thận khi chạm vào mụn rộp của người bệnh dù ở môi hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nếu có thể hãy sử dụng găng tay và rửa tay sát khuẩn ngay sau đó.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu và quá mạnh, có thể đeo khẩu trang và dùng son dưỡng môi chống UV nếu buộc phải ra ngoài trời.

- Sử dụng bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ tình dục, hạn chế quan hệ với nhiều người.

Dù không nguy hiểm song bệnh Herpes môi gây rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Hơn nữa bệnh không thể điều trị hoàn toàn, dễ tái phát nên việc chăm sóc, phòng ngừa rất quan trọng.

Cô gái bị mụn rộp ở tay chân sau khi ăn cá mỗi ngày, bác sĩ lý giải nguyên nhân
Cá rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều người thích ăn, Tiểu Lâm ở Quảng Đông (Trung Quốc) là một trong số đó. Trong những tháng gần đây hầu như ngày nào...

Bệnh dị ứng

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành