Sữa chua là vua trị bệnh ung thư, ăn thường xuyên có thể giảm 17% nguy cơ ung thư
Sữa chua là thức uống được nhiều người ưa thích. Món ăn này giúp thúc đẩy tiêu hóa và là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua có thể giúp giảm 17% nguy cơ ung thư ruột. Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Y học Anh, người ta đã tìm thấy mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến và nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu đánh giá chế độ ăn uống của hơn 200.000 người tham gia và theo dõi họ trong 25 năm.
Nghiên cứu chỉ ra, việc tiêu thụ thường xuyên thực phẩm siêu chế biến, ví dụ các sản phẩm ăn liền bao gồm thịt, gia cầm hoặc cá và đồ uống có đường, có thể làm tăng 29% nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, nếu ăn sữa chua đều đặn, người bệnh có thể giảm 17% nguy cơ ung thư kết tràng.
Trước đó, nghiên cứu của nhóm giáo sư Đặng Chấn Hoa thuộc Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã phân tích dữ liệu của 1,9 triệu người và phát hiện việc ăn sữa chua có liên quan đến khả năng giảm 19% nguy cơ ung thư nói chung. Cụ thể, sữa chua góp phần giúp giảm 36% nguy cơ ung thư thực quản; 21% ung thư bàng quang và 12% ung thư đại trực tràng.
Sữa chua giàu dinh dưỡng, giá rẻ, tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Về lý do sữa chua uống có thể chống ung thư, các nhà nghiên cứu cho rằng sữa chua rất giàu canxi, có thể làm giảm sự tăng sinh tế bào. Casein và whey protein trong sữa chua có thể nâng cao cảm giác no, đồng thời có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Probiotics, axit butyric và axit linoleic liên hợp trong sữa chua đều có tác dụng chống ung thư.
Sữa chua có thực sự là "Vua chống ung thư" giá rẻ?
Ông Liễu Viên, phó giám đốc khoa Dinh dưỡng lâm sàng của Bệnh viện Tây Trung Quốc thuộc Đại học Tứ Xuyên cho biết, sữa chua có chứa men vi sinh, có thể điều chỉnh khả năng miễn dịch nhưng điều đầu tiên phải đảm bảo là sử dụng sữa chua đủ tiêu chuẩn.
Ngoài ra, bản thân ung thư là một căn bệnh phức tạp. Mục đích chống ung thư không thể đạt được nếu chỉ ăn một loại thực phẩm nào đó, vì vậy muốn chống ung thư cần phải phối hợp với các phương pháp phòng ngừa khác.
Bạn được gì từ một cốc sữa chua mỗi ngày?
- Thúc đẩy tiêu hóa
Các lợi khuẩn có trong sữa chua có thể cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột, có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời có thể giúp giảm táo bón và tiêu chảy.
Trẻ em từ trên 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua. (Ảnh minh họa)
- Giảm hôi miệng
Các nghiên cứu đã phát hiện những người bị hôi miệng nếu uống sữa chua không đường mỗi ngày trong 6 tuần liên tục thì có thể cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng. Điều này có thể liên quan chủ yếu đến vai trò của men vi sinh trong đường ruột.
- Điều hòa chuyển hóa glucose ở gan
Viện Tim và Phổi Quebec của Đại học Laval ở Canada đã tìm thấy thông qua các thí nghiệm trên chuột rằng sữa chua có thể cải thiện sự cân bằng động của lượng đường trong máu trong toàn bộ cơ thể chuột và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin ở gan và thoái hóa mỡ.
- Giảm tác dụng phụ của thuốc
Thường xuyên uống thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng khuẩn, có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Trong khi đó, sữa chua uống có lợi để điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi khuẩn, từ đó giảm tác dụng phụ do thuốc gây ra.
- Chữa tiêu chảy
Sữa chua chứa vi khuẩn axit lactic sống và lactobacillus, có thể làm giảm tiêu chảy, vì vậy những người dễ bị đầy bụng sau bữa ăn có thể uống sữa chua sau bữa ăn một cách thích hợp.
Nên ăn một cốc sữa chua mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Giải đáp một số thắc mắc hay hỏi về việc ăn sữa chua
Người tiểu đường uống sữa chua được không?
Sau khi lên men, đường sữa trong sữa chua về cơ bản đã bị phân hủy thành axit lactic, phần còn lại sẽ bị phân hủy ở ruột non, ít ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Ngay cả sữa chua có đường cũng có chỉ số đường huyết khoảng 48, thấp hơn gạo và cháo kê nên bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể uống sữa chua một cách hợp lý.
Bệnh nhân tiểu đường uống sữa chua đúng cách có thể giúp giảm bớt tình trạng đầy bụng, kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn, tăng cảm giác no, giúp giảm cân. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa canxi giúp bệnh nhân tiểu đường bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Nên tư vấn ý kiến bác sĩ về lượng và loại sữa chua nên ăn.
Nên dùng sữa chua lúc nào?
Thời điểm uống sữa chua tốt nhất là trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn, vì trước bữa ăn axit trong dạ dày mạnh, vi khuẩn axit lactic bị đào thải trước khi vào đường ruột, làm giảm tác dụng của vi khuẩn sống trong sữa chua.
Sữa và sữa chua, cái nào bổ dưỡng hơn?
Mặc dù hương vị của hai loại rất khác nhau nhưng chúng đều giàu canxi, vitamin B và protein chất lượng cao. So với sữa chua, sữa có hàm lượng đường thấp hơn và lượng calo thấp hơn nhưng sữa chua lại giàu vitamin B hơn, canxi, magie và các chất khác dễ được cơ thể hấp thụ hơn.