Một người phụ nữ bị chồng bạo lực tinh thần trong thời gian dài dẫn tới mắc bệnh.
Có câu: “Yêu thì dễ nhưng hòa hợp mới khó”. Tình yêu và hôn nhân là hai thứ hoàn toàn khác nhau, khi bước vào cuộc sống gia đình, bạn cần phải đối mặt với nhiều điều hơn do đó sẽ không thể tránh khỏi những cuộc cãi vã, xô xát. Sau những xung đột, thậm chí là bạo lực, nhiều người phải tiến tới con đường ly hôn.
Bác sĩ tâm thần Yang Congcai - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Tâm thần Đài Loan chia sẻ trên chương trình y tế "Health 2.0" rằng trong hôn nhân về cơ bản có thể được phân thành 4 loại bạo lực chính. Loại thứ nhất là bạo lực thể xác, loại thứ hai là bạo lực tinh thần bằng lời nói, loại thứ ba là bạo lực kinh tế và loại thứ tư là bạo lực tình dục. Trong số đó, bạo lực bằng lời nói khá phổ biến trong thực hành lâm sàng. Và nhiều người không biết rằng sự bạo lực tinh thần này cũng có thể gây ra bệnh.
Bác sĩ tâm thần Yang Congcai - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Tâm thần Đài Loan
Bác sĩ Yang Congcai kể rằng trước đây có một nữ bệnh nhân đi khám bệnh. Người phụ nữ nói rằng chồng cô ấy là con nhà giàu, có tính tự ái cao, luôn tự nhận mình là người “cao, giàu và đẹp trai. Người phụ nữ thường xuyên bị chồng dùng những ngôn ngữ thô bạo hoặc thiếu tôn trọng để chửi mắng và thường xuyên nói cô là đồ ngu ngốc. Điều này khiến lòng tự trọng của cô ấy bị suy giảm và sau đó rối loạn hệ thống thần kinh tự chủ, bao gồm đau đầu, chóng mặt, tức ngực và tê liệt chân tay....
Người phụ nữ cũng đã khám nhiều lần, đến nhiều khoa khác nhau để gặp bác sĩ, nhưng kết quả vẫn không phát hiện có gì bất thường. Bác sĩ Yang Congcai cho biết, bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe thì không sao, tuy nhiên cô sút 10kg kể từ khi cưới. Người thân, bạn bè xung quanh phát hiện cô có biểu hiện trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc rõ rệt nên đề nghị đi khám khoa tâm thần.
Người phụ nữ giảm 10kg kể từ khi cưới vì bị chồng bạo lực tinh thần. (Ảnh minh họa)
Ngoài việc kê đơn thuốc giảm lo lắng, bác sĩ còn sắp xếp cho hai vợ chồng có thời gian nói chuyện bởi giao tiếp là giải pháp cơ bản nhất để xử lý vấn đề này.
Bác sĩ Yang Congcai cho biết những tổn thương tinh thần liên tục từ người ngoài và những người thân thiết có thể gây ra các vấn đề trong cơ thể, bao gồm tim, gan, lá lách, phổi và thận. Ngoài việc các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng còn có các vấn đề về nội tiết.
Bác sĩ Yang Congcai nói rằng nếu bạn cảm thấy bồn chồn, giấc ngủ bất thường, rối loạn thể chất, đau đớn và tất cả các triệu chứng kỳ lạ, nhưng tất cả đều ổn sau khi khám, bạn có thể nghi ngờ rằng bạn không phải gặp vấn đề thể chất, mà là vấn đề tinh thần.
Bạo lực tinh thần và hậu quả
Bạo lực tinh thần là một cách để kiểm soát người khác bằng cách sử dụng cảm xúc để chỉ trích, làm xấu hổ, đổ lỗi hoặc thao túng người khác. Nói chung, một mối quan hệ bạo lực tinh thần khi có những lời lẽ lăng mạ và hành vi bắt nạt thường xuyên làm suy giảm lòng tự trọng của một người và làm suy yếu sức khỏe tinh thần của họ.
Bạo lực tinh thần thường phổ biến nhất trong các mối quan hệ hẹn hò và kết hôn nhưng cũng có thể xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào, bao gồm giữa bạn bè, thành viên gia đình và đồng nghiệp.
Bạo lực tinh thần là một trong những hình thức bạo lực khó nhận biết nhất. Dù bằng cách nào, nó cũng làm mất đi lòng tự trọng của nạn nhân và khiến họ bắt đầu nghi ngờ chính mình. Cuối cùng, nạn nhân cảm thấy bị mắc kẹt. Họ thường quá tổn thương để có thể chịu đựng mối quan hệ này lâu hơn nữa, nhưng cũng quá sợ hãi khi phải rời xa.
Bạo lực tinh thần lâu dài cũng có thể gây ra các vấn đề bên trong cơ thể. (Ảnh minh họa)
Hậu quả ngắn hạn của bạo lực tinh thần
Bạn có thể bị sốc khi mới đầu ở trong một tình huống như vậy. Bạn cũng có thể có cảm giác:
- Hoang mang
- Sợ hãi
- Cảm thấy vô vọng
- Xấu hổ
Những cảm xúc này cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ về hành vi và thể chất. Bạn có thể gặp:
- Khó tập trung
- Ủ rũ
- Căng cơ
- Ác mộng
- Nhịp tim nhanh
Ảnh hưởng lâu dài của bạo lực tinh thần
Bạo lực tinh thần nghiêm trọng có thể gây ra hậu quả nặng nề như lạm dụng thể chất. Theo thời gian, cả hai đều có thể góp phần gây ra sự tự ti và trầm cảm. Người bị bạo lực tinh thần lâu dài có thể gặp các biểu hiện như:
- Lo lắng
- Đau mãn tính
- Luôn cảm thấy tội lỗi
- Mất ngủ
- Xa rời xã hội hoặc sống khép mình
Một số các nhà nghiên cứu tin rằng bạo lực có thể góp phần vào sự phát triển của các tình trạng như hội chứng mệt mỏi mãn tính và đau cơ xơ hóa.