Suýt phải cắt cụt chân sau khi ngâm chân nước nóng, những người này không nên làm theo

Ngày 14/12/2019 19:00 PM (GMT+7)

Ngâm chân nước nóng rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên cũng có những người không thích hợp để ngâm chân, ngâm chân không đúng cách cũng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Theo Sohu đưa tin, Ban truyền thông của Bệnh viện Nhân dân số 1 huyện Ninh Dương cho biết, bệnh viện mới đây tiếp nhận một bệnh nhân gặp tai nạn sau khi ngâm chân. Đó là ông Trần, năm nay 61 tuổi, ông làm nghề nông, từ năm 40 tuổi ông Trần bắt đầu có thói quen uống rượu, mỗi ngày ông Trần phải uống 1 lít rượu.

Mười ngày trước, gia đình phát hiện ra rằng ông Trần thỉnh thoảng bị run toàn thân, và 2 ngày gần đây tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Trong khi trò chuyện, bác sĩ phát hiện ông Trần bị tăng huyết áp và tiểu đường hơn 7 năm. Khi huyết áp cao nhất đạt 200-210mmHg và đường huyết lúc đói đạt 9mmol / L.

Suýt phải cắt cụt chân sau khi ngâm chân nước nóng, những người này không nên làm theo - 1

Bác sĩ Đỗ Hồng Toàn và bệnh nhân

Kết hợp với kết quả chụp CT não, ban đầu bác sĩ chẩn đoán ông Trần mắc hội chứng Parkinson, nhồi máu não, tăng huyết áp độ 3 (nguy cơ rất cao) và ngộ độc rượu mãn tính. Tuy nhiên, khi nhìn ông Trần đi khập khiễng, bác sĩ Đỗ Hồng Toàn ở Khoa Thần kinh cẩn thận hỏi: "Chuyện gì đã xảy ra với đôi chân của ông?" Ông Trần nói: "Không có vấn đề gì lớn, tôi vô tình bị bỏng". Sau khi được bác sĩ yêu cầu, ông Trần cởi giày để bác sĩ xem tình trạng bệnh.

Bác sĩ Đỗ nói: "Nhìn phát hiện đầu ngón chân của ông Trần bị bong da, trong đó ngón chân thứ 4 của bàn chân trái bị sưng và loét, có máu chảy ra. Các ngón chân còn lại có màu đen, một số ngón chân bị hoại tử. Tình trạng khiến ông Trần bị run toàn thân là do các vết thương ở chân gây ra, chân không được điều trị kịp thời thì rất dễ phải cắt cụt".

Suýt phải cắt cụt chân sau khi ngâm chân nước nóng, những người này không nên làm theo - 2

Chân của ông Trần suýt phải cắt cụt vì hoại tử sau khi ngâm chân nước nóng

Sau khi hỏi thì bác sĩ được biết, nguyên nhân là do gần đây thời tiết giảm mạnh, ông Trần thích dùng nước nóng đun sôi để ngâm chân mỗi ngày. Tuy nhiên, do nhiệt độ nước quá nóng, sau khi uống rượu xong các dây thần kinh không nhạy cảm, mới dẫn đến chân bị bỏng. Ông Trần nghĩ rằng, vết loét sẽ khỏi trong vài ngày, không ngờ do bệnh tiểu đường, vết loét càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Sau khi điều trị kịp thời ở Khoa thần kinh khoảng 10 ngày, ông Trần đã hồi phục và được xuất viện.

Ngâm chân nước nóng có tốt không?

Bác sĩ Đỗ Hồng Toàn, phó Khoa thần kinh của Bệnh viện nhân dân số 1 huyện Ninh Dương cho biết, dùng nước nóng ngâm chân rất có lợi cho sức khỏe. Theo y học Trung Quốc, bàn chân có liên quan chặt chẽ với tất cả các cơ quan nội tạng và kinh tuyến của cơ thể.

Ngâm chân bằng nước nóng có thể điều chỉnh các chức năng của các cơ quan nội tạng và tăng cường thể lực. Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ có thể làm giảm mệt mỏi, thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất ở lòng bàn chân. Đặc biệt là trong mùa đông lạnh, ngâm chân có thể giúp bạn đỡ cảm lạnh và ngủ ngon.

Những ai không thích hợp để ngâm chân?

Bác sĩ Đỗ Hồng Toàn cảnh báo những người dưới đây không thích hợp để ngâm chân.

1. Người bị bệnh tiểu đường, các dây thần kinh ngoại biên thường không cảm nhận được nhiệt độ bên ngoài, nhiệt độ nước quá cao cũng không cảm nhận được chính xác, nên rất dễ bị tổn thương.

2. Bệnh nhân bị suy thận đồng thời bị suy tim có thể kích thích vùng phản xạ của bàn chân, gây phản ứng mạnh, khiến bệnh tình phức tạp thêm. Do đó, những người này không kiến nghị ngâm chân, rửa chân bằng nước nóng thì có thể.

Suýt phải cắt cụt chân sau khi ngâm chân nước nóng, những người này không nên làm theo - 3

Ngâm chân tốt cho sức khỏe nhưng cũng không có lợi đối với một số người

3. Những người bị phù nề phần chi dưới và bệnh nhân viêm đường tiết niệu cũng không nên ngâm chân.

4. Bệnh nhân thận chảy máu do các nguyên nhân khác nhau ví dụ như nôn ra máu, đại tiện ra máum xuất huyết não, chảy máu dạ dày, chảy máu tử cung không được phép ngâm chân.

5. Những người bị bệnh thận có tổn thương ở vùng chân như phồng rộp, nhiễm trùng, lở loét, giãn tính mạch ở vùng chân cũng nghiêm cấm ngâm chân.

6. Những người bị giãn tính mạch cũng không được phép ngâm chân, nhiệt độ ở phần chân tăng cao sẽ khiến các mạch máu giãn nở sẽ đẩy nhanh sự biến đổi ở các mạch máu, sau khi ngâm chân nước nóng, chân sẽ sưng lên và cảm thấy rất nặng nề.

7. Bệnh nhân tim mạch không nên ngâm chân, bởi khi nhiệt độ nước cao, rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, tăng tốc lưu thông máu, sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, có thể sẽ làm bệnh tình nặng hơn. Do đó, không kiến nghị những người mắc bệnh tim ngâm chân nước nóng trong thời gian dài.

8. Những người bị huyết áp thấp nếu ngâm chân trong nước nóng thời gian dài rất dễ bị chóng mặt, huyết áp giảm thấp hơn thậm chí sẽ xảy ra ngất.

9. Trẻ em trong giai đoạn phát triển, thường xuyên ngâm chân sẽ làm giãn dây chằng do nhiệt, không có lợi cho sự phát triển của chân.

Lưu ý khi ngâm chân nước nóng?

- Nhiệt độ nước ngâm chân không được vượt quá 40 độ C.

- Thời gian ngâm chân tốt nhất là nửa giờ sau khi ăn, kéo dài khoảng 20 phút và lâu nhất không quá 30 phút.

- Không ngâm chân khi đói, ngâm nước không vượt quá mắt cá chân.

Thương mẹ bị nấm, con gái mua thuốc khử trùng về ngâm chân, 3 ngày sau chân mẹ cháy đen
Theo tin tức của đài Hồ Bắc đưa tin, bà Lý, 80 tuổi sống ở Hán Dương, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vừa được đưa vào bệnh viện cấp cứu với bàn chân...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác