Tác dụng bất ngờ của nấm rơm và cách nấu nấm rơm ngon, bổ nhất

Khánh Hằng - Ngày 20/04/2022 16:00 PM (GMT+7)

Nấm rơm là loại thực phẩm quen thuộc, được nhiều người sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Nấm rơm không chỉ ngon miệng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nấm rơm hay nấm mũ rơm là một loại nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea. Nấm rơm tự nhiên mọc ở nơi có khí hậu nóng ẩm nên gặp nhiều ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Đông và Đông Nam Á.

Nấm rơm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính "cây nấm" lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.

Nấm rơm là loài thực vật kỵ khí, mọc thành chùm hoặc thành cụm trên những lá mục, gỗ mục, dăm gỗ, phân động vật, trên cây cối và nấm có khả năng sinh sôi, phát triển quanh năm. Nấm rơm thường phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 - 35° C. Nấm rơm chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, vitamin D, vitamin E, vitamin C và chứa 7 loại axit amin thiết yếu.

Tác dụng bất ngờ của nấm rơm và cách nấu nấm rơm ngon, bổ nhất - 1

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gr nấm rơm khô bao gồm:

- Chất đạm: 21-37 g

- Chất béo: 2,1-4,6 g

- Tinh bột: 9,9 g

- Chất xơ: 21 g

- Ngoài ra, nấm rơm còn chứa một hàm lượng các vi lượng như canxi, sắt, vitamin A, vitamin B2, vitamin D...

Thành phần trong 100g nấm rơm tươi bao gồm:

- Nước: 90%

- Đạm: 3,6%

- Chất béo: 0.3%

- Đường: 3,2%

- Chất xơ: 1,1%

- Canxi: 28mg%

- Phốt pho: 80mg%

- Sắt: 1,2%

- Calo: 31

Tác dụng của nấm rơm

1. Tăng sức bền

Nấm rơm có chứa chất ergothioneine, được coi là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Hàm lượng chất ergothioneine còn giúp làm giảm nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm..., nhờ đó giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, vết loét.

Bên cạnh đó, nấm rơm còn có chứa nhiều vitamin A, vitamin B và đặc biệt là vitamin C, vô cùng tốt cho hệ thống miễn dịch, có lợi cho sức bền của cơ thể.

2. Chứa hàm lượng cholesterol thấp

Nấm rơm bao gồm một số protein, không chứa chất béo xấu và hàm lượng carbohydrate thấp. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và enzyme trong nấm rơm giúp khởi động hệ tiêu hóa. Hàm lượng protein cao giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa. Hàm lượng cholesterol có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm quá trình lão hóa.

Tác dụng bất ngờ của nấm rơm và cách nấu nấm rơm ngon, bổ nhất - 2

3. Tốt cho giai đoạn tăng trưởng

Protein vô cùng cần thiết cho quá trình tăng trưởng. So với lòng đỏ trứng gà, nấm rơm cũng chứa nhiều protein nhưng không chứa chất béo nên rất tốt cho người có lượng cholesterol cao, đồng thời còn có tác dụng hạ cholesterol rất tốt. Do đó, nấm rơm có nhiều lợi ích tuyệt vời cho giai đoạn tăng trưởng, đặc biệt là đối với trẻ em.

4. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nấm rơm bao gồm insulin tự nhiên tốt cho bệnh tiểu đường, ngoài ra còn ít chất béo và carbohydrate. Nấm rơm được coi là rất tốt cho gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác của bạn, có thể làm tăng sự hình thành insulin với số lượng thích hợp. Hàm lượng kháng sinh trong nấm rất tốt để tránh nhiễm trùng do vết thương mà bệnh tiểu đường gây ra.

5. Giảm các gốc tự do

Ngoài các flavonoid nổi tiếng trong việc khắc phục các gốc tự do, selen cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp giảm gốc tự do hình thành trong cơ thể. Trong nấm rơm có chứa nhiều selen, do đó việc ăn nấm rơm giúp giảm gốc tự do hiệu quả.

Các gốc tự do xâm nhập từ khói ô nhiễm, rượu, thực phẩm có chất béo xấu và bức xạ điện từ có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn hệ thống miễn dịch, bệnh tiểu đường, bệnh đục thủy tinh thể, lão hóa...

6. Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

Nấm rơm đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Nấm rơm cũng chứa beta-glucan và axit linoleic liên hợp có tác dụng ngăn chặn ung thư. Axit linoleic giúp giảm tác động của hormone estrogen, vì khi hormone estrogen quá cao sẽ có cơ hội làm tăng nguy cơ ung thư vú. Beta-glucan cũng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong ung thư tuyến tiền liệt. Hàm lượng selen trong nấm rơm còn có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư.

Tác dụng bất ngờ của nấm rơm và cách nấu nấm rơm ngon, bổ nhất - 3

7. Tốt cho xương

Nấm rơm chứa nhiều canxi và vitamin D, được coi là nguồn vitamin D lớn thứ hai sau dầu gan cá. Hàm lượng canxi và vitamin D cao rất tốt cho sự phát triển xương.

8. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Chất sắt vô cùng cần thiết cho cấu trúc máu. Thiếu sắt có thể dẫn đến nguy cơ cơ thể thiếu máu trầm trọng. Trong khi đó, nấm rơm có hàm lượng sắt vừa đủ giúp chúng ta tránh được nguy cơ thiếu máu.

9. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Như đã nói ở trên, nấm rơm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhưng lại chứa hàm lượng cholesterol thấp, do đó có rất nhiều lợi ích cho tim mạch.

Ngoài ra, nấm rơm còn có hàm lượng khoáng chất bổ sung cao, tiêu biểu là kali và đồng. Những khoáng chất này rất tốt cho việc duy trì chức năng của các mạch máu, từ đó giúp tim hoạt động tốt, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Cách sử dụng nấm rơm

Khi sử dụng nấm rơm trong bữa ăn, cần lưu ý những điều sau:

- Chọn lựa cẩn thận đúng nấm rơm tươi, không chọn nhầm các loại nấm có độc khác vì đôi khi chúng có hình dạng, mùi vị giống nhau.

- Nấm rơm trước khi nấu chín phải cạo sạch bụi bẩn và rửa với nước sạch.

- Nấu nấm rơm với nước sôi trong khoảng 5 phút. Sau khi ra nước có bọt, màu hơi nâu và có mùi đặc trưng, ​​hãy vớt nấm ra. Rửa sạch nấm lại với nước lạnh 2-3 lần rồi để ráo.

- Chế biến các món ăn từ nấm rơm đã sơ chế, không được để lâu vì nấm sẽ bị héo và thối rữa.

Nguồn tham khảo:

Straw Mushroom facts and nutrition - Đăng tải trên trang tin Health Benefits Times.

Có nên ăn thịt chó không? Những ai tuyệt đối không nên ăn thịt chó?
Thịt chó được nhiều người ưa thích và được sử dụng khá rộng rãi, nhưng liệu việc ăn thịt chó có an toàn và bổ dưỡng hay không?

Sống khỏe

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe