Có nên ăn vỏ tôm không? Trong vỏ tôm có thực sự chứa nhiều canxi như lời đồn?

Khánh Hằng - Ngày 14/04/2022 16:00 PM (GMT+7)

Nhiều người cho rằng trong vỏ tôm chứa nhiều canxi nhưng trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.

Thành phần của vỏ tôm

Tôm chứa hàm lượng cao protein, canxi, phốt pho... đem lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vì giá trị dinh dưỡng mà tôm mang lại nên chúng ta có nhiều lầm tưởng về vỏ tôm.

Rất nhiều người cho rằng trong vỏ tôm có chứa nhiều canxi. Trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu khoa học, vỏ tôm không hề chứa canxi. Nguồn canxi chính của tôm nằm ở phần thịt tôm.

Thành phần chủ yếu có trong vỏ tôm là một loại protein có tên keratin, là một dạng polymer tạo ra vỏ cho các loài giáp xác. Vỏ tôm cũng như tóc hay móng tay của người, không đem đến dinh dưỡng cho người ăn, vỏ của tôm chỉ có tác dụng bảo vệ mô mềm của chúng.

Có nên ăn vỏ tôm không? Trong vỏ tôm có thực sự chứa nhiều canxi như lời đồn? - 1

Có nên ăn vỏ tôm không?

Nhiều người thường có thói quen bỏ vỏ tôm khi ăn vì nó cứng, gây khó ăn, làm giảm hương vị của món ăn. Việc này hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới giá trị dinh dưỡng mà tôm đem lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn vỏ tôm cũng an toàn, hầu như không gây hại gì cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, nhiều y bác sĩ khuyến nghị không nên ăn vỏ tôm đối với những người có hệ tiêu hóa kém, người dị ứng với tôm, người đang mang thai, trẻ nhỏ và người già. Vỏ tôm cứng có thể khiến người ăn khó tiêu, chướng bụng và vỏ tôm khó phân hủy. Ngoài ra, có một số người khi tiêu thụ quá nhiều vỏ tôm có thể gây ra các phản ứng hoặc triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như:

Có nên ăn vỏ tôm không? Trong vỏ tôm có thực sự chứa nhiều canxi như lời đồn? - 2

- Đau bụng

- Nôn mửa

- Tiêu chảy

- Sưng cổ họng, lưỡi hay môi

- Khó thở

- Đau dạ dày và chuột rút

Trong một số trường hợp, những người bị dị ứng vỏ tôm có thể bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng, cần được điều trị ngay lập tức. Dị ứng động vật có vỏ là một trong những bệnh dị ứng nguy hiểm và nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu bạn bị dị ứng với động vật có vỏ, bạn cần phải tránh hoàn toàn ăn vỏ tôm và cả nước dùng được chế biến từ vỏ tôm.

Một mối quan tâm khác liên quan đến vỏ tôm và bệnh gout. Vỏ tôm có thể chứa nhiều kim loại nặng, làm tăng lượng axit tích tụ trong cơ thể, từ đó gây trầm trọng thêm bệnh gout, gây ra những cơn đau đớn và khó chịu. Do đó, những người bị bệnh gout không nên ăn nhiều tôm và vỏ tôm.

Có nên ăn vỏ tôm không? Trong vỏ tôm có thực sự chứa nhiều canxi như lời đồn? - 3

Việc ăn vỏ tôm cũng hoàn toàn không cung cấp canxi như nhiều người vẫn tưởng. Nếu bạn cần cung cấp canxi, hãy tập trung ăn thịt tôm, loại bỏ đầu, chân và đuôi tôm. Mặc dù tôm nhiều dinh dưỡng nhưng chúng ta không nên ăn quá 100gram/ngày, với trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn 20 - 50 gram, nếu ăn quá nhiều dễ gây ra chứng khó tiêu.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn một số bộ phận khác của tôm như: đầu và đường chỉ đen trên lưng tôm bởi vì:

- Đầu là phần chứa chất thải của tôm. Bộ phận này chứa nhiều các kim loại nặng sẽ gây hại cho sức khỏe con người, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Độc tố của kim loại nặng như asen gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc sảy thai, ngộ độc thực phẩm.

- Đường chỉ đen trên lưng tôm chính là đường tiêu hóa của tôm. Nó không gây hại cho sức khỏe nhưng để tăng cường vệ sinh thực phẩm, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm khi chế biến và tiêu thụ.

Nguồn tham khảo:

What You Should Know Before Eating Shrimp Shells - Đăng tải trên trang tin Foodwine - Xuất bản ngày 23/9/2021.

Đậu đen rang tốt như thế nào? Có nên ăn bã đậu đen rang không?
Đậu đen có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp như điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch, tốt cho xương khớp, hỗ trợ giảm cân...

Sống khỏe

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe xương khớp