Có nên ăn thịt chó không? Những ai tuyệt đối không nên ăn thịt chó?

Khánh Hằng - Ngày 17/04/2022 16:00 PM (GMT+7)

Thịt chó được nhiều người ưa thích và được sử dụng khá rộng rãi, nhưng liệu việc ăn thịt chó có an toàn và bổ dưỡng hay không?

Thành phần dinh dưỡng của thịt chó

Thịt chó là một trong những loại thịt giàu chất dinh dưỡng nhất. Trong 100 gam thịt chó có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

- Năng lượng: 348 kcal

- Cacbohydrat: 0.1 g

- Chất đạm: 19 g

- Vitamin A equiv: (0%) 3.6 μg

- Thiamine (B1): (10%) 0.12 mg

- Riboflavin (B2): (15%) 0.18 mg

- Niacin (B3): (13%) 1.9 mg

- Vitamin C: (4%) 3 mg

- Canxi: (1%) 8 mg

- Sắt: (22%) 2.8 mg

- Phốt pho: (24%) 168 mg

- Kali: (6%) 270 mg

- Natri: (5%) 72 mg

- Nước: 60.1g

Có nên ăn thịt chó không? Những ai tuyệt đối không nên ăn thịt chó? - 1

Lợi ích của thịt chó

Có nên ăn thịt chó hay không là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, canxi, phốt pho, sắt, kali... Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.

Thịt chó tốt cho những người thường cảm thấy lạnh tay chân, ít chịu được lạnh, thích ăn uống nóng, dễ đi ngoài lỏng, hắt hơi sổ mũi, ho hen do lạnh, liệt dương do dương hư hoặc tỳ thận lưỡng hư. Trẻ con, người lớn bị bệnh đái dầm cũng có thể ăn món này.

Không chỉ thịt chó mà xương chó cũng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Xương chó có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét. Ngoài ra, xương chó còn có thể dùng làm bài thuốc chữa bỏng hiệu quả.

Những ai không nên ăn thịt chó?

Có nên ăn thịt chó không? Những ai tuyệt đối không nên ăn thịt chó? - 2

Theo quan niệm của Đông y, thịt chó giàu chất đạm nhưng lại có tính nhiệt, vì thế khi ăn quá nhiều thịt chó dễ gây nóng trong, khó tiêu, chướng bụng. Thường xuyên ăn thịt chó trong thời gian dài, cơ thể khó tiêu hóa, thận, gan làm việc không đáp ứng được nên dễ mắc các bệnh về gan, như xơ gan hay suy thận, gout.

Dưới đây là những đối tượng không nên ăn thịt chó:

- Người bị bệnh gout, huyết áp, tiểu đường: Thịt chó rất giàu đạm, khi ăn sẽ khiến lượng đạm tăng cao dẫn đến dư thừa, gây ra các bệnh lý như gout, rối loạn mỡ máu hay một số bệnh lý khác liên quan đến tim mạch. Với người bị bệnh gout, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, nếu ăn thịt chó, tình trạng bệnh sẽ càng tăng nặng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu cố tình ăn thường xuyên.

- Người bị bệnh mạch máu não: Thịt chó gây hại lớn tới người có bệnh mạch máu não, nguyên nhân là vì thịt chó thuộc tính nóng dễ dẫn đến huyết áp tăng cao, thậm chí có thể gây vỡ mạch máu não.

- Phụ nữ có thai: Phụ nữ mang thai ăn thịt chó không chỉ gây khó tiêu, đầy bụng mà còn làm tăng axit uric trong máu khiến thai phụ đối mặt với nguy cơ tiền sản giật hoặc sản giật cao.

- Người bị bệnh gan: Đối với những người có bênh về gan, thịt chó là thức ăn cần cấm kỵ tuyệt đối. Bệnh nhân viêm gan, gan nóng tuyệt đối không được ăn thịt chó vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

- Người nổi ngứa, mụn nhọt, đang bị thương: Những người đang có vết thương hở, lở loét thì tốt nhất không ăn thịt chó. Nguyên nhân do thịt chó tính ôn nhiệt, nếu bị lở loét miệng mà ăn thịt chó, sẽ gây nóng trong làm bệnh nặng hơn.

- Người có thể trạng yếu, cảm mạo: Những người có thể trạng yếu đuối, hay ốm vặt, cảm mạo cũng không nên ăn thịt chó, do thịt chó có tính nóng, dễ làm tăng triệu chứng cảm mạo, phát sốt.

Có nên ăn thịt chó không? Những ai tuyệt đối không nên ăn thịt chó? - 3

Ngoài những điều kể trên, việc ăn thịt chó còn dễ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe khác, ví dụ như có nguy cơ mắc bệnh dại, nhiễm liên cầu khuẩn lợn, nhiễm sán dây, nguy cơ ăn phải chó bị trúng bả gây ra rối loạn đông máu, xơ gan, suy thận...

Những thứ nên kiêng với thịt chó

- Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi 2 thứnày gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu và tích nhiệt nên dễ gây ra chứng tả lỵ.

- Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ.

- Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.

Có nên uống kẽm và vitamin E cùng lúc? Những lưu ý khi dùng vitamin E
Kẽm và vitamin E đều cần thiết cho nhiều cơ chế hoạt động cả cơ thể.

Sống khỏe

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe