Tác dụng của 10 loại quả kỳ lạ nhất thế giới, có 3 loại Việt Nam vừa nhiều vừa rẻ

Ngày 11/12/2021 20:10 PM (GMT+7)

Mỗi người thích loại trái cây riêng. Táo, chuối, dưa hấu là những loại quả có ở khắp toàn cầu. Nhưng có một số loại quả độc đáo, chỉ có ở một số nơi trên thế giới mà tên của nó có thể bạn chưa từng nghe tới. 

Dưới đây là 10 loại quả độc đáo trên thế giới nhưng bạn sẽ thấy có những cái tên cực kỳ thân thương vì một số loại có rất nhiều ở Việt Nam:

Chôm chôm

Chôm chôm rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam và được xếp vào nhóm những quả độc đáo trên thế giới

Chôm chôm rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam và được xếp vào nhóm những quả độc đáo trên thế giới

Loại quả tròn xoe màu đỏ này có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Chôm chôm mọc thành chùm và có gai bên ngoài. Lớp thịt quả màu trắng, vị ngọt, nhiều nước. 

Chôm chôm đặc biệt giàu vitamin C, cung cấp tới 40% lượng vitamin C khuyên dùng hằng ngày (DV) với mỗi 100g. Loại vitamin tan trong nước này có sức mạnh chống oxy hóa và thúc đẩy miễn dịch cơ thể.

Dưa Kiwano 

Kiwano hay còn gọi là horned melon (dưa có sừng). Đây là loại quả có nguồn gốc từ Châu Phi, đặc biệt là vùng hoang mạc Kalahari. Giống dưa này có thể phát triển tươi tốt mà không cần cung cấp quá nhiều nước.

Cây Kiwano thuộc dạng thân leo như cây nho hoặc cây dưa chuột. Trong khi đó, quả Kiwano có kích thước nhỏ hơn quả dưa hấu nhưng to hơn dưa chuột và có hình dạng thuôn dài. Đặc biệt, vỏ quả Kiwano có màu cam tươi nổi bật. Vỏ quả có rất nhiều chiếc gai nhọn phân bổ đều.

Dưa Kiwano cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và magie. Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật còn cho thấy nó giúp giảm mức đường huyết nên có thể hữu ích cho những người bị tiểu đường.

Quả Pawpaw

Nhìn bên ngoài quả pawpaw giống xoài nhưng bên trong lại giống mãng cầu

Nhìn bên ngoài quả pawpaw giống xoài nhưng bên trong lại giống mãng cầu

Đây là loại quả có vẻ ngoài hơi giống xoài, thường mọc hoang ở Bắc Mỹ. Loại quả này còn có tên gọi khác là “táo kem trứng” hoặc “chuối của người nghèo”. 

Quả pawpaw có vỏ màu vàng xanh khi chín và vị ngọt. Nhìn bề ngoài, nhiều người có thể tưởng đây là một quả xoài xanh thông thường. Nhưng khi bổ ra, phần thịt và hạt bên trong lại rất giống mãng cầu. Còn nếu nếm thử, bạn sẽ ngạc nhiên khi nó có hương vị pha trộn giữa xoài và chuối.

Loại quả này có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, kali, magie và sắt. Nó cũng chứa nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ là polyphenol. Tuy thơm ngon và được yêu thích nhưng quả pawpaw chưa bao giờ được thương mại hóa ở Mỹ vì chúng rất dễ bị thâm và nhanh hỏng khi vận chuyển.

Quả sơn trà

Quả này có hình quả lê và lớn hơn một chút so với quả mận. Nó có thể có vỏ màu vàng hoặc cam, đôi khi có màu đỏ. Thịt quả có thể màu trắng, vàng hoặc cam, bên trong là hạt màu nâu.

Quả sơn trà đặc biệt giàu carotenoid - sắc tố thực vật có khả năng tăng cường sức khỏe mạnh mẽ. Một số nghiên cứu cho thấy áp dụng một chế độ ăn giàu carotenoid có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc một số loại ung thư, bệnh tim mạch…

Táo đỏ 

Loại táo giàu dinh dưỡng này có quê hương ở Đông Nam Á. Mặc dù táo đỏ có thể ăn tươi, cách dùng phổ biến hơn là dùng khô bởi chúng vừa dẻo ngon, lại tăng thêm vị ngọt như kẹo.

Cả táo đỏ tươi và khô đều giàu dinh dưỡng. Loại quả nhỏ này chứa đầy chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hóa flavonoid. 

Quả khế

Quả khế khiến nhiều người phương Tây tò mò vì với hình ngôi sao 5 cánh khi cắt lát

Quả khế khiến nhiều người phương Tây tò mò vì với hình ngôi sao 5 cánh khi cắt lát

Loại trái cây nhiệt đới này khi cắt lát có hình như ngôi sao, rất lạ lẫm trong mắt người phương Tây nhưng quá quen thuộc với người Việt. 

Có màu xanh từ lúc mới thành hình, chuyển màu vàng khi chín, quả khế có nhiều nước, mang vị chua hoặc ngọt. Khế tiện dụng, có thể làm món ăn vặt cả quả. 

Khế ít calo, chỉ bao gồm khoảng 38 calo trong một trái lớn (khoảng 124gram) nhưng lại rất nhiều chất xơ, vitamin C, kali và đồng. Đặc biệt, nguồn cung cấp dồi dào chất xơ không hòa tan của nó giúp thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và sức khỏe tiêu hóa tổng thể.

Quả mít

Quả mít có thể nặng tới 50kg. Có nguồn gốc từ Ấn Độ, loại quả này hiện nay có mặt ở nhiều nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam. 

Mít có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt ngon hấp dẫn khi chín. Mít chưa chín thường được dùng làm món ăn chay thay thế thịt do có hương vị trung tính và kết cấu giống thịt. 

Mít là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, magie, kali và chất chống oxy hóa. Một vài nghiên cứu thậm chí còn cho thấy mít có thể giúp giảm đường huyết.  

Mãng cầu xiêm

Mãng cầu là loại quả độc đáo, có vị ngọt, quả hình trái tim, vỏ màu xanh, ruột bên trong trắng và mềm mượt, thường được ăn bằng thìa. Xuất xứ từ Nam Mỹ nhưng được trồng ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới. 

Mãng cầu rất giàu rất chất xơ, vitamin C, một số loại vitamin B, magie, kali và mangan. Loại quả này còn cung cấp các chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các tổn thương tế bào.

Quả nhãn

Có họ hàng với chôm chôm và vải, nhãn có nguồn gốc từ Nam Á. Loại quả này cũng được một số nước phương Tây gọi là mắt rồng, với thịt quả màu trắng trong hoặc trắng đục, bao bọc hạt màu đen. Loại quả này có thể ăn tươi, nấu chín, sấy khô… đều có hương vị hấp dẫn. 

Nhãn rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa polyphenol. Nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa, nhãn được dùng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền nhằm cải thiện chứng chán ăn, giảm sốt, chống nhiễm ký sinh trùng. 

Quả lê gai

Lê gai có nguồn gốc từ Mexico và Tây nam Mỹ. Loại quả này có hương vị thay đổi từ đắng tới vô cùng ngọt. Vỏ quả bao phủ bởi những chiếc gai sắc nhọn và cần được lột sạch trước khi ăn. 

Loại quả này có thể được dùng tươi hoặc làm thành nước trái cây và siro. Lê gai đặc biệt chứa nhiều vitamin C và magiê, một khoáng chất cần thiết cho việc kiểm soát cơ bắp, tăng khả năng miễn dịch và sức khỏe tim mạch.

Loại rau bổ chẳng kém nhân sâm, giúp trường thọ nhưng người Việt ít ăn, chê nhạt vị
Loại rau xưa chỉ dành cho lợn nhưng ít ai ngờ lại có nhiều dưỡng chất, thậm chí tốt hơn cả nhân sâm nếu biết ăn đúng cách còn giúp trường thọ.

Lương y Bùi Hồng Minh

Yên Minh (Dịch từ The Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe