Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 19/04/2022 16:00 PM (GMT+7)

Lá vối là một trong những loại lá được nhiều người sử dụng để làm nước uống giải khát hàng ngày. Thế nhưng liệu bạn đã biết hết được những tác dụng và tác hại của loại lá này mang lại hay chưa?

Lá vối là lá gì?

Lá vối là loại lá của cây vối, đây là loại cây có tên khoa học là Syzygium nervosum, thuộc họ Đào kim nương, được miêu tả lần đầu trong các văn bản khoa học vào năm 1928. Đây cũng là loại cây được trồng rộng rãi ở nước ta, chủ yếu là ở các tỉnh thành phía Bắc, được người dân thu hái lấy phần lá để mang về nấu nước uống giải khát hàng ngày.

Ngoài ra, cây vối cũng mọc hoang tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia,...

Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng - 1

Đặc điểm của lá vối

Sau đây là một số đặc điểm của cây lá vối mà bạn nên biết:

1. Về thân cây

Cây vối là loại cây thân gỗ cỡ trung bình, có chiều cao thân trung bình từ 10-12m. Cây có vỏ ngoài màu nâu đen, bị nứt dọc ở vỏ, tuy nhiên cành cây thì lại khá nhẵn, mọc đâm ra xung quanh từ thân.

2. Về lá cây

Lá vối có hình dạng bầu dục hoặc trái xoan, chiều dài khoảng 7-10cm, bề rộng khoảng 3-4cm. Lá cây thuôn nhọn dần ra bên ngoài, cuống lá khá ngắn chỉ tầm 1cm. Lá có màu xanh nhạt ở cả hai mặt, mặt trên ít có gân.

3. Về hoa

Hoa của cây lá vối khá nhỏ, mọc thành từng cụm 3-5 bông. Hoa có màu trắng xanh, thường nở vào mùa hè từ tháng 5 cho đến hết tháng 7. Khi hết mùa hoa, cây sẽ tạo quả, quả vối có hình trứng, vỏ bên ngoài sần sùi.

Thành phần dinh dưỡng có trong lá vối

Theo như trong Đông y, lá vối có vị hơi đắng, tính mát, có khả năng giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Còn theo như khoa học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu và chỉ ra các thành phần hóa học có trong loại lá này như sau:

- Lá và nụ vối chứa dồi dào hoạt chất Tanin, ngoài ra lá còn chứa một số khoáng chất thiết yếu, vitamin và khoảng 4% tinh dầu có mùi thơm nhẹ, dễ chịu.

- Lá vối chứa một số thành phần kháng sinh như Streptococcus, Staphylococcus có thể giúp tiêu diệt được các loại vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella,...

- Lá còn chứa thành phần diệt khuẩn có thể chữa trị được các bệnh ngoài da như  mẩn ngứa hoặc nổi mụn nhọt ở da.

- Các hoạt chất polyphenol có trong lá và nụ vối có khả năng giúp ức chế hoạt động của men glucose. Từ đó làm giảm sự hấp thụ đường, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

9 Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe con người

Lá vối hay nụ của nó đều có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, cho nên chúng thường hay được thu hái để chiết xuất lấy tinh dầu. Bên cạnh đó, loại lá này còn mang đến một số tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như sau:

1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong lá vối có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa cao. Do đó có thể giúp người bệnh tiểu đường điều hòa được lượng đường trong máu. Ngoài ra lá còn giúp phòng ngừa những biến chứng của đái tháo đường có thể gây ra cho người bệnh, như là đục thủy tinh thể, tổn thương các tế bào, rối loạn chuyển hóa chất,...

2. Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Sử dụng lá vối thường xuyên sẽ giúp làm giảm đi đáng kể nồng độ acid uric trong máu, nhất là với bệnh nhân đang mắc bệnh gout. Nhờ đó tình trạng sưng đau ở khớp do gout gây ra sẽ thuyên giảm và có thể hồi phục.

3. Làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Hoạt chất flavonoid trong lá vối có khả năng chống oxy hóa cao và làm giảm bớt lượng mỡ thừa tích tụ trong gan. Nhờ đó mà bạn sẽ có thể thoát khỏi tình trạng gan bị nhiễm mỡ, lâu ngày có thể khiến bạn bị men gan cao, viêm gan,...

4. Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Lá vối giàu chất xơ và tanin có khả năng ổn định đường tiêu hóa, giảm bớt acid dư thừa trong dạ dày. Nhờ đó bạn sẽ hấp thụ thức ăn dễ dàng, ăn ngon miệng hơn mà không còn bị đau dạ dày hay rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng - 2

5. Giải độc, thanh lọc cơ thể

Các vitamin trong lá vối cùng với hoạt chất tanin có khả năng giải độc cao, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Đó chính là lý do nhiều người thích pha nước vối hàng ngày để uống nhằm mục đích giải khát. Các độc tố sẽ được đào thải dễ dàng qua hệ bài tiết của cơ thể.

6. Sát khuẩn, chống viêm

Trong lá vối có chứa hoạt chất kháng sinh beta sitosterol cùng với flavonoid có khả năng diệt khuẩn, chống viêm cao. Nhờ đó nó sẽ có tác dụng sát khuẩn, ngăn nhiễm trùng vết thương, hỗ trợ điều trị các vết lở loét hiệu quả.

7. Chữa bỏng

Lá vối có khả năng chữa bỏng ở mức độ bỏng rát nhẹ trên da. Bạn chỉ cần pha nước vối để rửa sạch khu vực bị bỏng rát là được. Tuy nhiên với những vết bỏng nặng hơn thì tuyệt đối không nên làm cách này mà phải đến ngay bệnh viện để chữa trị.

8. Hỗ trợ giảm mẩn ngứa, lở chốc đầu ở trẻ

Sử dụng lá vối để pha nước tắm cho trẻ sẽ ngăn ngừa được tình trạng da bị phát ban, nổi mẩn ngứa, hay thậm chí là cải thiện tình trạng bị lở, chốc đầu ở trẻ nhỏ.

9. Có lợi cho phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh

Sử dụng nước lá vối đúng cách có thể kích thích chị em phụ nữ sau khi sinh tiết ra được nhiều sữa cho con bú. Bên cạnh đó, nước lá vối có thể giúp các bà bầu hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn trong thời gian thai kỳ.

Tác hại của lá vối nếu sử dụng sai cách

Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, thế nhưng nếu như bạn quá lạm dụng loại lá này để sử dụng sẽ có thể gây ra những tác hại không đáng có.

1. Cản trở sự hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể

Sử dụng nước lá vối quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể của bạn bị cản trở việc hấp thụ các dưỡng chất từ thực phẩm ăn hàng ngày. Điều đó về lâu dài sẽ khiến bạn bị sụt cân bất thường, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa.

2. Gây ngộ độc

Trong lá vối có chứa hàm lượng rất nhỏ độc tố, thường thì chúng không thể gây hại cho cơ thể nếu như được hấp thụ ít vào cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng lượng lớn lá vối trong một thời gian ngắn thì có thể khiến lượng độc tố tăng lên, khiến cơ thể bị ngộ độc. Khi này bạn sẽ cảm thấy hơi chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

3. Ảnh hưởng đến hệ bài tiết

Lá vối khô khi uống sẽ tốt hơn lá tươi. Đó là bởi lá vối tươi sẽ chứa hàm lượng hoạt chất chống viêm và oxy hóa cao. Chúng có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, khiến cho việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó sẽ khiến hệ bài tiết phải làm việc vất vả hơn khi mà cơ thể không hấp thụ được thức ăn.

Uống nước lá vối hại thận hay không?

Hiện nay có nhiều thông tin cho rằng, việc sử dụng lá vối để uống thường xuyên có thể khiến hình thành và tích tụ sỏi ở trong thận, từ đó gây ra bệnh sỏi thận. Tuy nhiên các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được rằng, nước vối hoàn toàn không gây sỏi thận hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. Do đó mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng chúng để pha nước uống hàng ngày.

Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng - 3

Lưu ý khi sử dụng lá vối để uống hàng ngày

Để có thể giúp bạn sử dụng lá vối đúng cách, tốt cho sức khỏe và không mang lại tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

- Lá vối khô sẽ tốt hơn lá vối tươi khi sử dụng để pha nước uống.

- Tuyệt đối không sử dụng lá vối, nụ vối để uống đối với những người gầy gò, ốm yếu ớt hoặc sức đề kháng kém.

- Mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 200-250ml nước vối/ngày mà thôi, không nên uống quá nhiều, cũng không nên uống thay cho nước lọc. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể.

- Bạn không nên uống nước lá vối pha đặc quá mức, bởi điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây kích thích nhu động ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hơn hết, bạn dễ bị ngộ độc gây ra chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.

Có nên uống nước dừa mỗi ngày? Những thời điểm nên tránh uống nước dừa
Nước dừa là thức uống giải khát tự nhiên rất được ưa chuộng vì vừa an toàn lại phổ biến khắp nơi. Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe rất lớn, vậy...

Sống khỏe

HOÀNG DƯƠNG
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây thuốc nam