Tác dụng của nấm hương ít người biết, nấm hương kỵ với gì?

MINH THÙY - Ngày 16/04/2022 16:00 PM (GMT+7)

Nấm hương là loại nấm rất phổ biến, được dùng nhiều bởi loại nấm này có giá thành phù hợp, hương vị thơm ngon và là thực phẩm an toàn cho mọi độ tuổi. Không chỉ vậy, nấm hương rất tốt cho sức khoẻ vậy cụ thể tác dụng của nấm hương là gì?

Nấm hương là gì?

Nấm hương còn có tên gọi khác là nấm đông cô và có tên khoa học là Lentinula edodes hay Agaricus edodes. Nấm này có nguồn gốc từ Đông Á, ngày nay nấm hương phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới, mỗi nơi chúng lại mang những tên gọi khác nhau như: shiitake (Nhật), hương cô (Trung Quốc), hed hom (Thái Lan) hay nấm đen Trung Hoa (Chinese black mushroom) và nấm rừng đen (black forest mushroom) ở châu Mỹ.

Nấm có đường kính 5 - 10cm, mang màu sắc đặc trưng là màu nâu nhạt, với nấm hương khô thì có màu nâu đậm hơn. Nấm hương mọc ký sinh trên những cây có lá to, loại nấm này thường được gọi là nấm hương rừng.

Tác dụng của nấm hương ít người biết, nấm hương kỵ với gì? - 1

Giá trị dinh dưỡng của nấm hương

Chất đạm, khoáng chất, vitamin và enzyme là những thành phần dinh dưỡng đặc trưng có trong nấm hương tươi. Ngoài ra, người ta cũng ước tính rằng cứ 100g nấm hương tươi sẽ có giá trị dinh dưỡng như sau:

- Năng lượng: 34.000cal

- Nước: 89,74g

- Carbohydrate: 6,79g

- Chất đạm: 2,24g

- Vitamin B1: 0,015mg

- Vitamin B2: 0,217mg

- Vitamin B3: 3,877mg

- Vitamin B6: 0,293mg

Và nhiều vitamin,chất khoáng như: 2mg canxi, 20mg magie, 112mg phốt pho, 304mg kali...

Ngoài ra, nấm hương còn chứa các chất như polysaccharide, terpenoid, sterol, lipid và một số các amino axit rất cần thiết cho sức khỏe.

Tác dụng của nấm hương

Việc sử dụng nấm hương khô hay nấm hương tươi đều mang đến những lợi ích cho sức khỏe như:

- Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch:

Một trong những lợi ích phổ biến nhất được nhắc đến khi sử dụng nấm hương đó là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ hợp chất polysaccharid có trong nó. 

Một nghiên cứu thực hiện trên 22 người trong độ tuổi 21 - 41 tuổi ở cả nam và nữ, hàng ngày tiêu thụ 5 hoặc 10g nấm hương trong 4 tuần liên tiếp. Kết quả cho thấy một vài dấu hiệu có liên quan đến hệ miễn dịch được cải thiện tích cực và nhất là mức độ viêm giảm xuống rõ rệt.

- Nấm hương tốt cho sức khỏe tim mạch:

Nhờ chứa 3 hợp chất nổi bật là Eritadenine, sterol, chất xơ beta glucan nên nhiều đánh giá đã chỉ ra việc sử dụng nấm hương sẽ giúp làm giảm cholesterol, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch được tốt hơn.

Một vài nghiên cứu thực hiện trên chuột cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo có bổ sung nấm hương của những con chuột bị gan nhiễm mỡ xuất hiện mảng bám ít hơn trên thành động mạch cũng như hàm lượng cholesterol thấp hơn hẳn so với chuột không ăn nấm.

- Nấm làm giảm cholesterol trong máu:

Eritadenine - một hợp chất quan trọng có trong nấm đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm cholesterol trong máu nhờ làm giảm huyết áp và nồng độ cholesterol.

- Nấm hương mang tác dụng ngăn ngừa ung thư:

Một trong những lợi ích nổi bật và được đánh giá cao của nấm hương là giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư dễ mắc hiện nay nhờ các hợp chất polysaccharide. Chất polysaccharide lentinan có khả năng chống lại sự phát triển của khối u bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.

- Khiến xương chắc khỏe:

Việc ăn nấm hương góp phần giúp xương chắc khỏe hơn. Bởi dưới tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm sẽ chuyển hóa thành vitamin D2. Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin D sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng còi xương, đặc biệt giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và đa xơ cứng.

-Tăng sức khỏe cho làn da:

100g nấm hương chứa 5,7mg selen, tức là 8% giá trị hàng ngày của cơ thể. Việc bổ sung nấm hương vào chế độ ăn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mụn trứng cá, sẹo trên da. Kết quả này đã được nghiên cứu trên 29 bệnh nhân được cho 0,2 mg selen và 10 mg tocopheryl succinate chữa mụn trứng cá 2 lần mỗi ngày trong vòng từ 6 đến 12 tuần. Kết quả sau khi điều trị cho thấy kẽm trong nấm tăng cường chức năng miễn dịch và làm giảm tích tụ DHT để cải thiện làn da.

- Ngoài những lợi ích nổi bật trên, việc sử dụng nấm hương tươi hay nấm hương khô còn giúp cơ thể kháng khuẩn, chống vi-rút, cung cấp vitamin B, chất chống oxy hóa... Do đó, nấm hương chính là một thực phẩm bổ dưỡng cần được thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Nấm hương có giá trị ding dưỡng rất cao.

Nấm hương có giá trị ding dưỡng rất cao.

Nấm hương kỵ gì?

Khoa học cũng như thực tiễn lịch sử đã chứng minh nấm hương rất lành và nó không kỵ các thực phẩm khác. Nó chỉ kỵ với một số chất cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng của nó dễ mất đi nếu bạn không chú ý khi sơ chế. Dưới đây là 1 số sai lầm khi chế biến nấm đông cô mà chúng ta nên biết:

- Không ngâm rửa vệ sinh nấm quá kỹ khi sơ chế để nấu ăn

Thực tế đa phần nấm chỉ sinh trưởng được trong môi trường sạch với những điều kiện khắt khe nhất định. Việc rửa nấm quá kỹ hay ngâm nước quá lâu sẽ làm mất đi những dưỡng chất vốn có của nấm.

Hơn nữa nấm là thực phẩm siêu hút nước, nó sẽ hút rất nhiều nước khi bạn ngâm hay rửa lâu. Lúc này nấm sẽ bị nhạt, mất vị ngọt và mất mùi khi nấu. Do đó, với nấm tươi bạn chỉ nên rửa sơ nhẹ qua nước sạch. Có thể cắt chân nấm và để vào rổ cho ráo nước tự nhiên.

Nếu dùng nấm khô thì chỉ ngâm nước lạnh khoảng 20 phút cho nấm mềm là được. Để nấm tươi không bị khô hay hút nhiều nước quá thì có thể dùng khăn ẩm sạch ít lông để thấm khô nấm.

- Nấm hương kỵ nấu bằng nồi, chảo nhôm

Các đầu bếp luôn được học rằng không dùng nồi chảo nhôm để nấu nấm. Các hoạt chất có trong nấm sẽ tác động với nhôm tạo nên phản ứng và làm nấm chuyển màu thâm đen.

Nấm phản ứng biến chất và màu sắc có thể gây ngộ độc hay không tốt cho sức khỏe. Chính vì thế không dùng nồi chảo nhôm để kho, xào, chiên nấm hương.

- Nấm hương kị với đồ uống lạnh

Nấm hương và một số loại nấm khác đều có tính hàn, bổ âm nên nó kỵ khi dùng chung với các thực phẩm, đồ uống lạnh. Vì thế khi ăn nấm bạn không nên uống các loại nước giải khát lạnh. Điều này giúp bạn tránh bị lạnh bụng, đau bụng hay khó chịu sau khi ăn uống.

- Không cho quá nhiều dầu ăn

Việc chế biến nấm có nhiều dầu sẽ làm cho nấm hút dầu quá nhiều dễ làm mất chất dinh dưỡng. Nhất là trong quá trình chiên rán liên tục có thể gây cháy hay làm biến đổi chất không tốt.

Ngoài ra khi cho nhiều dầu ăn vào nấm sẽ làm cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng khi ăn uống. Không những cơ thể không hấp thu được chất mà còn gây đầy bụng, khó tiêu và tệ hơn là có thể làm cho bạn bị trào ngược dạ dày.

- Nấu nấm hương phải nấu chín hoàn toàn

Khi chế biến nấm bạn cần nấu chín hoàn toàn để đảm bảo nó không gây hại cho cơ thể. Vì một số chất trong nấm hay các vi khuẩn không được tiêu diệt sẽ làm bạn khó tiêu, có thể gây hại, gây bệnh cho người ăn nếu nấm chưa được nấu kỹ.

- Khi chế biến nấm khô, đừng bỏ nước ngâm nấm

Bởi vì khi ngâm nấm, một phần các chất dinh dưỡng đã được tiết ra vào nước. Nên nếu bạn đổ đi mà chỉ ăn phần nấm đã nở ra sẽ rất lãng phí. Người ta thấy khi lấy phần nước ngâm lắng lại chắt bỏ cặn rồi dùng nó cho các món canh hầm thì hương vị món ăn sẽ thơm và ngon hơn.

Nguồn tham khảo:

Why Shiitake Mushrooms Are Good For You - Healthline - Xuất bản ngày 14/06/2019

Có nên uống nước dừa mỗi ngày? Những thời điểm nên tránh uống nước dừa
Nước dừa là thức uống giải khát tự nhiên rất được ưa chuộng vì vừa an toàn lại phổ biến khắp nơi. Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe rất lớn, vậy...

Sống khỏe

MINH THÙY (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe