Bưởi giúp giảm béo, "chống già" nhưng khi ăn phải tránh 5 điều này kẻo có thể gây kịch độc

MINH MINH - Ngày 15/09/2021 06:51 AM (GMT+7)

Bưởi ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu dùng sai cách.

Dịp Trung thu sắp tới, ngoài món bánh nướng bánh dẻo không thể thiếu, bưởi cũng là loại quả được nhiều người yêu thích. Bưởi chứa khá nhiều chất dinh dưỡng bao gồm cả chất chống oxy hóa chống ung thư. Hơn nữa, bưởi còn rất giàu vitamin C - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. 

Nhờ những chất dinh dưỡng có trong bưởi mà loại quả này có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Một quả bưởi có 7 tác dụng 

- Một quả bưởi chứa 6 gam chất xơ. Chất xơ cung cấp vi khuẩn tốt cho đường ruột và tăng cường sức khỏe tổng thể. 

- Quả bưởi có hàm lượng calo tương đối thấp so với kích thước có vẻ lớn của nó. Bên cạnh đó, bưởi chứa protein và chất xơ cả hai đều có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Do đó, nếu bạn có ý định giảm cân thì bưởi là một lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn kiêng của bạn.

Bưởi giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa,... mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Bưởi giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa,... mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

- Bưởi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm vitamin C, naringenin, naringin và lycopene, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.

- Bưởi có thể có đặc tính chống lão hóa do hàm lượng chất chống oxy hóa.

- Chiết xuất từ bưởi đã được chứng minh là làm giảm mức độ mỡ trong máu trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm ở người.

- Tinh dầu bưởi có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu liệu nguyên quả bưởi có tác dụng này không. 

- Chiết xuất từ ​​vỏ và lá bưởi đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa sự lây lan của ung thư trong các nghiên cứu trong ống nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu thêm ở người là cần thiết để hiểu trái bưởi ảnh hưởng như thế nào đến bệnh ung thư.

Những sai lầm có thể gây nguy hiểm chết người khi ăn bưởi

Ăn bưởi, uống nước ép bưởi khi uống thuốc

Một số loại thuốc có thể tương tác với các chất trong bưởi gây ra những bất lợi với cơ thể. (Ảnh minh họa)

Một số loại thuốc có thể tương tác với các chất trong bưởi gây ra những bất lợi với cơ thể. (Ảnh minh họa)

Bưởi rất dễ tương tác với thuốc. Các chuyên gia cũng đã cảnh báo bưởi có nguy cơ gây chết người đối với một số bệnh nhân dùng thuốc theo toa. Bưởi chứa các hóa chất có thể tương tác với một số loại thuốc, khiến chúng có tác dụng mạnh hơn. Các tác dụng phụ có thể bao gồm suy thận cấp, suy hô hấp, xuất huyết nội và đột tử. Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Sức khỏe Lawson ở London, Ontario (Mỹ) cho biết hơn 85 loại thuốc có thể tương tác với bưởi, và trong số đó có 43 loại có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bác sĩ Hu Songlin, Giám đốc Khoa Nội tại Bệnh viện Trực thuộc Tân Trúc thuộc Đại học Y Trung Quốc, chỉ ra rằng bưởi có chứa thành phần furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. 

Bác sĩ Hu Songlin cũng nhắc nhở rằng nước bưởi hay bưởi đều có thể tác động tới thuốc. Tác động này có thể kéo dài tới 24 giờ. Tóm lại là nước bưởi và bưởi có thành phần tương tự nhau, khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid máu, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng.

Ăn bưởi khi đói

Bưởi vốn có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), vì thế không nên ăn bưởi khi bụng rỗng để tránh việc acid có thể làm tổn hại dạ dày. 

Tốt nhất mọi người nên ăn bưởi sau khi ăn cơm sẽ giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cao cholesterol của cơ thể.

Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc

Không nên ăn bưởi khi đói, sau khi hút thuốc,...

Không nên ăn bưởi khi đói, sau khi hút thuốc,...

Không nhiều người để ý tới điều này nhưng uống rượu, hút thuốc sau đó ăn bưởi thực sự không có lợi cho sức khỏe. Bởi trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Những tác động này bạn sẽ không dễ dàng thấy ngay mà sẽ diễn ra từ từ. Vì vậy, tốt nhất sau khi hút thuốc lá, uống rượu khoảng 48 tiếng hãy ăn bưởi hoặc uống nước bưởi. 

Những người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy không nên ăn nhiều bưởi

Bưởi có tính lạnh, những người tỳ vị hư nhược, sau khi ăn bưởi sẽ bị tiêu chảy. Vì vậy, những người có cơ thể suy nhược không nên ăn nhiều. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, nhưng nếu quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.

Người bị đau dạ dày nên ăn hạn chế

Nếu bạn bị đau dạ dày thì không nên ăn nhiều bưởi hay uống nước ép bưởi, vì loại đồ uống này có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành hơn.

Quả hồng thơm ngọt ai cũng mê nhưng 2 bộ phận ví như thuốc quý lại hay bị vứt nhất
Tiết trời thu ăn hồng quá ngon và hợp, nhưng bạn cần lưu ý loại quả giàu vitamin này có thể gây hại nếu dùng không đúng, đồng thời có những bộ phận...

Sống khỏe

MINH MINH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm