Thời điểm cực nhạy để kích trí thông minh cho trẻ nhưng cha mẹ thường "quên", nhiều người còn cố "trốn con"

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 22/06/2023 14:41 PM (GMT+7)

Để trẻ phát triển trí tuệ tốt nhất phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó các bậc phụ huynh không nên bỏ qua “thời điểm vàng” để có cách chăm sóc phù hợp nhất.

Cha mẹ luôn mong muốn con của mình sẽ thông minh và phát triển toàn diện nhất. Nhưng làm sao để có thể giúp con phát triển trí tuệ thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là việc lựa chọn cách chăm sóc, giáo dục đúng "thời điểm vàng" nhằm giúp con phát huy tối đa khả năng của mình.

Để giải đáp vấn đề này, Thạc sĩ-bác sĩ nhi khoa Thiều Thị Huyền Nhung, cùng diễn viên Lan Phương đã có những chia sẻ trong buổi Giao lưu trực tuyến: Nhà có em bé thông minh. Dưới góc nhìn khoa học, bác sĩ Huyền Nhung đã giúp các bậc phụ huynh có những thông tin hữu ích để tham khảo khi chăm sóc con mình sao cho phù hợp nhất. 

Dưới đây là nội dung chương trình:

Video: Nội dung trao đổi của BS Thiều Thị Huyền Nhung và DV Lan Phương về chủ đề: "Nhà có em bé thông minh".

Ban tổ chức tặng hoa cho các khách mời tham gia Giao lưu trực tuyến: Nhà có em bé thông minh.

Ban tổ chức tặng hoa cho các khách mời tham gia Giao lưu trực tuyến: "Nhà có em bé thông minh".

Sai lầm của phụ huynh khiến sự phát triển trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng

Thạc sĩ, bác sĩ Thiều Thị Huyền Nhung (nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, trong cuộc sống khi mọi người thấy một đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, biết nhiều thứ xung quanh thường hay khen đứa trẻ đó rất thông minh.

Tuy nhiên, trong chuyên môn y khoa thì sự thông minh chỉ là một yếu tố trong phát triển trí tuệ. Ngoài sự thông minh như mọi người vẫn nói thì đứa trẻ phát triển trí tuệ tốt còn cần có các kỹ năng sống, sự phát triển ngôn ngữ, sự phát triển về tư duy,... phù hợp với lứa tuổi.

Để trẻ phát triển được trí tuệ tốt nhất thì giai đoạn 6 năm đầu đời rất quan trọng, nó sẽ quyết định sự phát triển về nhận thức, hành vi và cả nhân cách của đứa trẻ sau này. Muốn làm được điều đó, bác sĩ Nhung cho biết phải dựa vào nhiều yếu tố như chăm sóc dinh dưỡng, yếu tố gia đình, sự kết nối cộng đồng,...

“Hiện nay, yếu tố dinh dưỡng đối với các gia đình không phải gánh nặng vì kinh tế phát triển, điều kiện sống được nâng lên rất nhiều so với trước. Tuy nhiên, những yếu tố từ gia đình, môi trường sống lại là vẫn đề đáng quan ngại đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ”, bác sĩ Nhung cho hay.

Bác sĩ Thiều Thị Huyền Nhung (ngồi giữa) và diễn viên Lan Phương (bên phải) cùng MC Âu Việt (bên trái).

Bác sĩ Thiều Thị Huyền Nhung (ngồi giữa) và diễn viên Lan Phương (bên phải) cùng MC Âu Việt (bên trái).

Theo bác sĩ Nhung, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sự thông minh của đứa trẻ, thông qua ngôn ngữ có thể biết được khả năng nhận thức, tư duy và nắm bắt được tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đang mắc phải sai lầm trong vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong những năm đầu đời.

Theo đó, các phụ huynh cho con tiếp cận và xem quá nhiều các chương trình tivi, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ, kéo theo sự ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, nhận thức với những thứ xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.

Sai lầm tiếp theo ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mà bác sĩ Nhung đề cập tới, đó là sự định hướng của gia đình. “Có tới 70-80% phụ huynh muốn trẻ phát triển, đi theo định hướng của bố mẹ, gia đình vạch ra. Ví dụ như nhiều trường hợp trẻ thích vẽ nhưng bố mẹ bắt phải đá bóng; trẻ thích hát nhưng bố mẹ ép phải học thật giỏi môn khác… Đây là sai lầm thường gặp khi bố mẹ không lắng nghe, không tôn trọng sở thích cũng như ý kiến của trẻ, từ đó đẩy trẻ vào sự chán nản, không hứng thú và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ”, bác sĩ Nhung chia sẻ.

Chuyên gia và khách mời chia sẻ về vấn đề làm sao để nuôi con được thông minh và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Chuyên gia và khách mời chia sẻ về vấn đề làm sao để nuôi con được thông minh và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Riêng với vấn đề dinh dưỡng, bác sĩ Huyền Nhung cảnh báo hiện nhiều bố mẹ đang sợ con ăn quá nhiều trong bữa ăn chính, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày lại chiều con quá mức, bố mẹ cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán… Chính sự chiều chuộng này mới là sai lầm lớn nhất làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và phát triển của trẻ.

“Khi cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, chiên rán sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, làm cho trẻ có cảm giác no giả, không tiếp nhận được đồ ăn lành mạnh, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển”, bác sĩ Nhung cảnh báo.

"Thời điểm vàng" và các yếu tố quyết định đến sự thông minh của trẻ 

Bác sĩ Thiều Thị Huyền Nhung cho biết ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sự thông minh của một đứa trẻ nên “thời điểm vàng” để phát triển trí tuệ cho con đó là khi trẻ tập nói. “Tôi nhấn mạnh, đây là thời điểm vàng, còn sự phát triển về trí tuệ của trẻ dựa trên nhiều yếu tố và suốt một quá trình dài, thậm chí từ trong bào thai chứ không phải chờ đến khi trẻ bắt đầu tập nói”, bác sĩ Nhung cho hay.

Bác sĩ Huyền Nhung cho biết để con phát triển trí tuệ tốt nhất, bố mẹ phải là người gần gũi, chia sẻ để nhận biết sự phát triển của con.

Bác sĩ Huyền Nhung cho biết để con phát triển trí tuệ tốt nhất, bố mẹ phải là người gần gũi, chia sẻ để nhận biết sự phát triển của con.

Khi trẻ bắt đầu tập nói, các thành viên trong gia đình, đặc biệt bố mẹ chính là “chất xúc tác” mang yếu tố quyết định đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Khi đó, bố mẹ phải là người giao tiếp, hướng dẫn và gần gũi con nhất, để quan sát và nhận biết sự phát triển của con qua từng độ tuổi, giai đoạn. Để đánh giá điều này không hề khó, phụ huynh có thể so sánh sự phát triển (tương đối) của con mình với những đứa trẻ cùng trang lứa khác.

“Đáng tiếc, hiện nhiều trẻ ở giai đoạn tập nói nhưng phụ huynh vì nhiều lý do lại phó thác con mình cho ông bà, cho cô giáo vì nghĩ rằng: “Con tuổi này biết gì mà dạy”. Đây là sai lầm rất lớn bởi đứa trẻ cũng như cái cây, khi còn măng non thì dễ uốn nắn, chờ đến khi trưởng thành mới uốn thì rất dễ gãy cành. Do vậy sự quan tâm, lắng nghe, trò chuyện với trẻ rất quan trọng, bố mẹ hãy là bạn với con thì mới hiểu được con, từ đó mới giúp trẻ phát huy được trí tuệ”, bác sĩ Nhung tư vấn.

Bác sĩ Nhung cũng khuyên bố và mẹ cùng chung tay để giúp con phát triển tốt, không nên coi việc chăm sóc, nuôi dạy con là nhiệm vụ của một người. Bởi bố và mẹ là hai cá thể khác nhau, khi kết hợp để chăm sóc, chia sẻ, nói chuyện cùng con, con sẽ học được nhiều thứ hơn. “Thông thường mẹ dạy con cảm xúc, tình cảm, còn bố sẽ hướng dẫn con về cách tư duy. Do vậy, một đứa trẻ được cả bố và mẹ quan tâm sẽ phát triển trí tuệ tốt hơn là đứa trẻ chỉ có bố hoặc mẹ quan tâm”, bác sĩ Nhung cho hay.

Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. (Ảnh minh họa)

Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. (Ảnh minh họa)

Cuối cùng, yếu tố góp phần không nhỏ vào sự phát triển trí tuệ của trẻ đó chính là dinh dưỡng. Một đứa trẻ không được chăm sóc dinh dưỡng tốt thì thể trạng sẽ không tốt, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn thân, trong đó có sự phát triển trí tuệ.

Hiện nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tuổi, ngoài ăn đủ chất thì bổ sung thêm dầu (mỡ) hay nói cách khác là lipit sẽ rất tốt cho não bộ của trẻ, nhất là dầu cá. Cùng với đó, cần tập cho trẻ làm quen, ăn đa dạng với tất cả các loại thực phẩm, vì mỗi loại đều có những giá trị dinh dưỡng riêng đối với sự phát triển của trẻ.


 

Bác sĩ chỉ ra 9 đặc điểm của người trường thọ, phụ nữ có điều này còn rất thông minh
Cơ thể của những người sống lâu thường có một số đặc điểm chung. Vậy đâu là “đặc điểm trường sinh” trong mắt các bác sĩ.

Sống thọ

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva Chatting