Là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon nhưng nhiều người lại rất sợ không dám sơ chế, cũng như sử dụng.
BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ sinh ngày 20/9/1963, tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Y học cổ truyền năm 2005.
Hiện bác sĩ là: Giảng...
Dù là loài động vật có giá trị dinh dưỡng cao, còn được gọi là một trong "tứ đại hà tiên" (4 món ngon dưới nước), nhưng trong thực tế lươn không phải sự lựa chọn thường xuyên của mọi người. Không chỉ là “tứ đại hà tiên”, người Nhật Bản coi lươn là một loại “sâm động vật”, vì nó có nhiều dinh dưỡng, nhiều công dụng cho sức khỏe như thông huyết mạch, lợi gân cốt…
BSCK II Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3) cho biết, trong đông y thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, bổ kinh tỳ vị, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, cường kiện gân cốt, khu phong trừ thấp, chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, cơ thể suy nhược.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, lươn cung cấp một lượng đáng kể vitamin A, D và B12. Một người trưởng thành chỉ cần ăn 100 gam thịt lươn là đã cung cấp đủ giá trị vitamin A, vitamin B12 trong ngày. Ngoài ra, vitamin D trong lươn cũng rất dồi dào, nó có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch và hệ thống xương. Vitamin D hoạt động như một loại hormone trong cơ thể và tất cả các tế bào đều cần đến nó, vì thế, việc ăn lươn thường xuyên bổ sung vitamin D rất tốt.
Lươn có nhiều dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho phụ nữ nhưng nhiều chị em lại sợ không dám ăn. (Ảnh minh họa)
Không chỉ vậy, lươn chứa ít chất béo bão hoà nên là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim mạch. Chất béo trong lươn chủ yếu là chất béo không bão hoà, nhiều omega-3, omega-6. Trong khi đó, hàm lượng omega-3 cao trong lươn được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư, giúp cải thiện huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 có thể cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.
Do đặc tính của lươn nhớt và nhìn không mấy thiện cảm, vì thế nhiều chị em sợ khi sơ chế và sử dụng. Tuy nhiên, lươn lại chính là thần dược với phụ nữ. Theo bác sĩ Vũ, ăn lươn giúp chị em giảm nếp nhăn và cải thiện sức khỏe của da, nuôi dưỡng da, tóc và móng nhờ hàm lượng lớn collagen trong lươn.
Protein trong lươn giúp tái tạo tế bào da, đây là thực phẩm tuyệt vời cho những người bị mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến. Đặc biệt, chất arginine trong thịt lươn có chức năng quan trọng là ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Máu lươn có độc vì thế mọi người không ăn tiết canh lươn. (Ảnh minh họa)
Dù lươn có nhiều tác dụng với cơ thể, nhưng bác sĩ Vũ lưu ý không ăn lươn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ, không uống máu lươn vì máu lươn có độc. Nếu ăn phải máu lươn sống sẽ kích thích niêm mạc miệng và đường tiêu hóa, có thể làm hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, gây tê bì chân tay, suy hô hấp, tuần hoàn và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, người bị bệnh gút không nên ăn lươn vì đây là thực phẩm giàu đạm, nếu ăn sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Trẻ em trên 1 tuổi có thể ăn các món ăn từ thịt lươn, tuy nhiên không lạm dụng cho trẻ ăn lươn quá nhiều vì lươn dễ gây dị ứng ở một mức độ nhất định. Những trẻ có tiền sử bị dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn thịt lươn. Nên cho ăn thử 1 ít vào lần đầu và quan sát biểu hiện dị ứng để xử trí kịp thời.
Tin liên quan
Các loại rau có lá màu xanh đậm là một trong những loại thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe. Hai trong số đó là rau bina và cải xoăn là...
Một chiếc bình giữ nhiệt an toàn không chỉ cần khả năng bảo vệ thực phẩm nguyên vẹn mà còn phải sạch sẽ về cấu trúc. Những dấu hiệu hỏng hóc...
Một loại thực phẩm rất bình dân, giá rẻ, dễ kiếm hóa ra lại được coi là thức ăn trường thọ ở nhiều nơi trên thế giới.
Có những chất gây ung thư ẩn chứa xung quanh chúng ta nhưng nhiều người không nhận ra, vẫn thường xuyên tiếp xúc.
Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm tốt cho sức khỏe
Cá mòi được coi là "siêu thực phẩm" và là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Loại cá giàu acid béo omega-3 này có nhiều cách chế biến như đóng hộp, nướng, nấu canh chua hoặc...