Thường xuyên đi vệ sinh kiểu này, nữ nhân viên không ngờ mắc bệnh của người già, ai sạch sẽ quá cũng giật mình

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 21/03/2024 04:46 AM (GMT+7)

Người phụ nữ không ngờ thói quen đi vệ sinh của mình lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ như vậy.

Một nữ nhân viên văn phòng 30 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc) thường xuyên cảm thấy mình đi tiểu không sạch. Sau khi đi vệ sinh chỉ một lúc sau cô lại có cảm giác muốn "giải quyết nỗi buồn". Càng ngày tình trạng này diễn ra càng nhiều khiến người phụ nữ cảm thấy lo lắng nên quyết định đi khám.

Bác sĩ tiết niệu người Đài Loan Xie Xiaoyun là người tiếp nhận bệnh nhân. Sau khi thăm khám, ông nhận thấy người phụ nữ không bị nhiễm trùng tiểu nhưng bàng quang yếu và bị hoạt động quá mức. Đáng nói đây là vấn đề thường chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi, hiếm khi nào thấy có bệnh nhân trẻ tuổi như cô. 

Sau khi hỏi thăm kỹ, bác sĩ Xie Xiaoyun biết được khi đi vệ sinh ở nơi làm việc, người phụ nữ vì sợ bẩn, sợ vi khuẩn ở bệ xí công cộng nên không dám ngồi trực tiếp lên mà chỉ giữ tư thế nửa ngồi để đi vệ sinh.

Người phụ nữ thường xuyên có thói quen đi tiểu ở tư thế nửa ngồi dẫn đến cơ bàng quang ngày càng yếu. (Ảnh minh họa)

Người phụ nữ thường xuyên có thói quen đi tiểu ở tư thế nửa ngồi dẫn đến cơ bàng quang ngày càng yếu. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Xie Xiaoyun cho biết thói quen này sẽ gây căng cơ sàn chậu và cơ mông, khiến bàng quang khó tống nước tiểu ra ngoài. Khi bàng quang chưa rỗng hoàn toàn do cơ sàn chậu bị căng sẽ dễ gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên, lâu dần khiến bàng quang hoạt động quá mức, thậm chí có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bác sĩ Xie Xiaoyun gợi ý cho người phụ nữ nếu lo ngại vấn đề vệ sinh ở toilet công cộng có thể mang theo bình cồn dạng xịt để xịt lên bệ khử trùng rồi lót giấy vệ sinh sạch lên đó để có thể thoải mái ngồi bồn cầu.

Bác sĩ Chen Xinmei, một bác sĩ y học gia đình, chỉ ra rằng theo thống kê nghiên cứu, khi đi vệ sinh theo tư thế nửa ngồi không chỉ làm giảm tốc độ dòng nước tiểu khoảng 20% ​​mà còn làm tăng lượng nước tiểu còn sót lại lên khoảng 20%. Nước tiểu tồn đọng đó có thể tạo ra vi khuẩn và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn.

Hơn nữa, khi đi tiểu cần đồng thời sự co bóp bình thường của bàng quang, áp lực bụng vừa phải và sự co bóp bình thường của khoang chậu thì việc tống nước tiểu ra ngoài mới dễ dàng. Nhưng tư thế nửa ngồi sẽ chỉ khiến khoang chậu bị co thắt và bụng bị căng cứng, gây khó tiểu.

Tư thế đi vệ sinh chuẩn là gì?

Thường xuyên đi vệ sinh kiểu này, nữ nhân viên không ngờ mắc bệnh của người già, ai sạch sẽ quá cũng giật mình - 2

Cơ thắt hậu môn là cơ giúp kiểm soát quá trình bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra một van ở giữa trực tràng và đại tràng, giúp bạn tự chủ trong việc đi vệ sinh. Nếu bạn ngồi ở tư thế thông thường, các cơ này chỉ được thả lỏng một phần. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi xổm, cơ thắt hậu môn sẽ hoàn toàn được thả lỏng nên sẽ dễ dàng tống các chất thải ra khỏi cơ thể. Đây còn là tư thế tốt khi bạn bị táo bón.

Tuy nhiên hiện nay thiết kế của hầu hết các loại bồn cầu không phù hợp với tư thế ngồi xổm nên bạn có thể kê thêm một chiếc ghế nhỏ khoảng 20cm để dưới chân, giúp nâng cao đầu gối tạo thành dáng ngồi xổm.

Bé gái 7 tuổi đi vệ sinh ra máu vì mẹ thường xuyên cho ăn thứ này để tăng chiều cao
Nhiều cha mẹ vì muốn con cao lớn nên tìm đủ cách để bổ sung canxi mà không biết rằng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra tổn hại sức khỏe cho trẻ.

Thiếu máu

Theo HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ ETtoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại