Đã bao giờ bạn tò mò không biết liệu bản thân có thể sống tới năm bao nhiêu tuổi? Công thức dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc đó.
Tiến sĩ Thomas Perls – bác sĩ và nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Boston sau nhiều năm nghiên cứu đã nghĩ ra phương pháp tính tuổi thọ mang tên Life Calculator - một dạng bài trắc nghiệm gồm nhiều câu hỏi.
Bài trắc nghiệm này giống như một chiếc máy tính có công thức, nếu bạn muốn biết tuổi thọ của bạn là bao nhiêu thì hãy chuẩn bị sẵn giấy bút ghi chép cẩn thận. Mỗi câu trả lời của bạn sẽ tương ứng với một số điểm cộng hoặc trừ. Kết quả cuối cùng chính là câu trả lời của bạn.
Đừng quên sử dụng số tuổi ban đầu để tính, nếu mục nào không liên quan, thì bạn có thể bỏ qua.
Bước thứ nhất: Xác định tuổi thọ cơ bản
Bạn nhìn vào bảng dưới đây và xác định tuổi thọ cơ bản của bản thân. Tuổi này được tính chưa bao gồm các yếu tố như thói quen sinh hoạt hàng ngày, chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Bước thứ hai: Tính tuổi thọ
Sau khi xác định được tuổi thọ cơ bản ở trên, bạn sẽ lấy con số đó làm chuẩn và cộng trừ thêm điểm sau mỗi câu trả lời.
Ví dụ nếu bạn là nữ trong độ tuổi từ 30-39 thì tuổi thọ trung bình của bạn là 80. Tiếp theo bạn sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi ở 6 hạng mục dưới đây gồm: thói quen sinh hoạt, trạng thái tâm lý, tình trạng hôn nhân, công việc, môi trường sống và di truyền.
1. Thói quen sinh hoạt
- Thời gian ngủ mỗi ngày: 3- 5 tiếng (-1 tuổi), 6 tiếng trở lên (+1 tuổi)
- Bạn luôn thắt dây an toàn khi đi xe (+0,75 tuổi)
- Bạn uống bao nhiêu tách cà phê mỗi ngày? Ít hơn 2 ly (+0,5 tuổi), nhiều hơn 3 ly (-0,5 tuổi)
- Bạn uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày (+0.5 tuổi)
- Bạn có hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động (-4 tuổi)
- Bạn hút thuốc mỗi ngày (-0,5 tuổi)
- Bạn hút bao nhiêu điếu thuốc mỗi ngày? 10 điếu (-5 tuổi), 20 điếu (-10 tuổi), 40 điếu trở lên (-15 tuổi)
- Bạn uống hơn 3 ly bia hoặc hơn 3 ly đồ uống có cồn hoặc 4 ly rượu vang trắng mỗi ngày (-7 tuổi)
Thoa kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da bạn khỏi các tia gây hại từ mặt trời, ngừa ung thư da. (Ảnh minh họa)
- Bạn uống aspirin mỗi ngày (+2 tuổi)
- Bạn có thoa kem chống nắng khi ra ngoài? Hiếm khi (-1 tuổi), luôn luôn (+0.5 tuổi)
- Bạn không dùng chất kích thích hay quan hệ bừa bãi (+10 tuổi)
- Bạn có sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày? Có (+1 tuổi), không (-1 tuổi)
- Bao nhiêu lần một tuần bạn ăn thức ăn nhanh? Không bao giờ ăn (+4 tuổi), hơn 5 lần (-2 tuổi)
- Bạn hiếm khi ăn đồ nướng, thịt gia cầm hoặc thịt (+1 tuổi)
- Bạn bổ sung canxi mỗi ngày (+0.5 tuổi)
- Bạn ăn trái cây sấy khô thay cho đồ ăn vặt (+0.5 tuổi)
- Bạn ăn rất nhiều đồ ngọt, như kem, bánh ngọt, kẹo,... (-1 tuổi)
- Bạn bị béo phì (-5 tuổi)
- Bạn tập thể dục bao nhiêu ngày trong một tuần trong ít nhất 30 phút? 7 ngày một tuần (+5 tuổi), 3 ngày một tuần (+3 tuổi), tôi hiếm khi tập thể dục (-1 tuổi)
- Bạn ít khi tẩy giun (-0,5 tuổi)
- Cách đây 2 năm, bạn từng bị đau tim và không có biện pháp phòng ngừa (-2 tuổi)
2. Trạng thái tâm lý
- Áp lực cuộc sống hiện tại của bạn như thế nào? Thấp (+0,75 tuổi), cao (-3 tuổi)
- Bạn chịu được áp lực (+1 tuổi)
- Bạn không chịu được áp lực (-2 tuổi)
- Bạn luôn lạc quan (+2 tuổi)
- Bạn thường bi quan (-1 tuổi)
3. Tình trạng hôn nhân
- Bạn đã kết hôn (+3 tuổi)
- Bạn có mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè (+0,25 tuổi)
Những người đã kết hôn thường có lối sống khoa học hơn so với khi độc thân. (Ảnh minh họa)
- Nam giới đã ly hôn và sống một mình (-9 tuổi)
- Phụ nữ đã ly hôn và sống một mình (-5 tuổi)
- Phụ nữ không sinh con hoặc không có con sau tuổi 40 (-0,5 tuổi)
4. Tình trạng nghề nghiệp, học vấn
- Trình độ học vấn của bạn như thế nào? Trên 16 năm (+0,5 tuổi), dưới 8 năm (-0,5 tuổi)
- Thời gian làm việc trong tuần? Ít hơn 40 tiếng (+2 tuổi), từ 40-60 tiếng (+1 tuổi)
- Khu vực sinh sống và làm việc của bạn có ô nhiễm không? Không (+0,5 tuổi), có (-0,5 tuổi)
5. Các yếu tố di truyền
- Không ai trong gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim (+2 tuổi)
- Có từ ba thành viên trong gia đình trở lên từng bị ung thư (-1 tuổi)
- Mẹ của bạn trên 90 tuổi (+2 tuổi)
- Bố của bạn đã sống trên 90 tuổi (+2 tuổi)
- Ông hoặc bà sống tới 98 tuổi (+2 tuổi)
Đã xong, bạn đã tính được tuổi thọ của mình chưa?
Công thức này tuy không thể làm cơ sở chính xác nhất để tính tuổi thọ của mỗi người, nhưng nó vẫn rất có giá trị.
Lưu ý những thông tin trong mỗi câu hỏi, câu nào được cộng điểm bạn hãy cố gắng phát huy, câu nào bị trừ điểm bạn nên hạn chế để bảo vệ sức khỏe của bản thân.