Trên lưỡi có nhiều mạch máu, từ màu sắc của lưỡi cũng có thể quan sát sự tuần hoàn máu và phán đoán được chức năng sinh lý của tim. Nếu tim không khỏe, lưỡi sẽ có 3 biểu hiện này, đừng bỏ qua chúng.
Trái tim có ảnh hưởng quyết định đến sức khỏe con người nên chúng ta không những phải tăng cường chăm sóc trái tim mà còn phải chú ý hơn đến những thay đổi của bản thân để phát hiện sớm nhất các bệnh về tim mạch. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc “tim bắt đầu từ lưỡi”, có nghĩa là tim và lưỡi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, tim có vấn đề cũng có thể phát hiện thông qua màu sắc và hình dạng của lưỡi.
Nếu tim có vấn đề thì lưỡi sẽ xuất hiện 3 biểu hiện bất thường sau
1. Lưỡi nhợt nhạt
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, tim quản lý máu, nếu dương khí trong tim dồi dào thì khí huyết đầy đủ. Nếu thấy lưỡi nhợt nhạt, kèm theo tức ngực, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi,… thì cẩn thận với bệnh tim thiếu máu.
Khi các triệu chứng như lớp phủ lưỡi trắng và nhờn, tức ngực đi cùng khó chịu trước khi ăn xảy ra thì cần cảnh giác chứng xơ cứng mạch máu. Một khi các dấu hiệu này xuất hiện sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của tim, thậm chí ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tim. Nếu phát hiện ra, hãy đi khám ngay, không được chậm trễ.
2. Lưỡi màu tím sẫm
Nếu trên lưỡi xuất hiện vết bầm tím sẫm, hoặc kéo căng lưỡi ra thì nhìn thấy hai đường gân xanh ở đáy lưỡi tràn ra thì đó chính là biểu hiện của chứng huyết ứ. Sự xuất hiện vết bầm máu trên lưỡi, kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, mất ngủ và mơ màng, thậm chí có triệu chứng ngứa ran thì đó rất có thể là bệnh tim mạch.
Do tim bị ứ máu, huyết quản không thông suốt, khiến lưỡi tím tái hoặc xuất hiện các vết bầm tím.
3. Đỏ lưỡi
Nếu thấy đầu lưỡi đỏ, kèm theo khó chịu, bứt rứt, nước tiểu vàng, đổ mồ hôi ban đêm, miệng khô, thị lực giảm,… thì hãy cẩn thận với các bệnh về tim. Do âm khí trong tim bị tiêu hao, sẽ hình thành sự mất cân bằng âm dương, dễ gây ra chứng tim hỏa, biểu hiện là đỏ lưỡi.
Thực hiện những việc dưới đây để bảo vệ trái tim khỏe mạnh
1. Ăn ít muối
Quá nhiều muối đi vào cơ thể không tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì ăn quá nhiều muối, natri trong muối sẽ làm tăng thể tích máu, khiến huyết áp không ổn định, gây tăng gánh nặng cho tim. Vì vậy, trong cuộc sống hàng, khuyến nghị mọi người nên ăn ít muối, ăn nhiều các món hấp luộc thay vì chiên xào, hầm.
2. Uống ít rượu
Uống nhiều rượu làm cho cơ tim bị thoái hóa, tim mạch bị tổn thương, có thể gây ra suy tim. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa. Rượu bia cũng làm tăng khả năng cao huyết áp, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn gây ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Vì vậy, uống ít rượu chính là bảo vệ sức khỏe của tim.
3. Tránh mặc ít áo khi lạnh
Hiện tại, khí hậu đang chuyển lạnh, việc giữ ấm cơ thể cũng có lợi lớn cho tim mạch. Khi nhiệt độ giảm xuống, mức tiêu thụ oxy của cơ thể con người sẽ tăng lên, các mạch máu sẽ co lại, lưu lượng máu chậm lại và gánh nặng bơm máu cho tim sẽ tăng lên. Nếu không chú ý giữ ấm, các mạch máu có xu hướng co thắt, điều này sẽ trực tiếp dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim không đủ và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Vì vậy, hãy giữ ấm khi trời lạnh, ăn ít đồ uống lạnh, không mặc quần áo hở rốn và hở mắt cá chân, không rửa chân bằng nước lạnh.
4. Ăn thực phẩm nuôi dưỡng trái tim
Quế: Quế là một loại gia vị trong nhà bếp. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, quế có vị cay nồng, có tác dụng thông kinh lạc ở thận, tỳ, tim, phổi, bồi bổ khí huyết, làm ấm tỳ vị, giải cảm, thông huyết. Ăn một ít quế mỗi ngày có thể giúp cải thiện chức năng tim và bảo vệ cơ tim.
Long nhãn: Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng long nhãn có tính bình, vị ngọt, có tác dụng thông kinh lạc cho tim, có tác dụng dưỡng khí huyết, an thần, đặc biệt thích hợp cho người làm việc căng thẳng.
5. Tập bài đứng lên ngồi xuống để tốt cho tim
Đứng lên ngồi xuống là một bài tập tốt để bảo vệ tim. Thường xuyên thực hiện động tác này có thể cải thiện chức năng mạch máu của cơ thể. Bởi vì thời điểm đứng lên ngồi xuống, giúp tăng cường sự lưu thông máu trong tim, có thể cung cấp máu hiệu quả cho các cơ quan khác nhau trong cơ thể.