4 món cháo phòng trị cảm lạnh đơn giản, dễ làm

Ngày 03/02/2025 14:02 PM (GMT+7)

Cảm lạnh mặc dù không nguy hiểm nhưng khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Để nhanh chóng giảm nhẹ các triệu chứng bạn có thể áp dụng các món cháo giải cảm dễ làm dưới đây.

1. Cháo đậu xanh giải nhiệt trị cảm lạnh

Theo y học cổ truyền, đậu xanh tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng đau do đó hạ sốt, giảm các triệu chứng sưng đau mũi họng khi bị cảm lạnh. Đậu xanh giàu protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn, giúp người cảm lạnh mau khỏi.

- Nguyên liệu: Gạo tẻ 200g, đậu xanh 50g, hành lá 50g, gia vị vừa đủ.

- Cách chế biến: Ngâm đậu xanh trong nước 1-3 giờ sau đó đãi sạch vỏ. Gạo tẻ vo sạch, hành lá cắt nhỏ.Cho gạo tẻ, đậu xanh, nước sạch vào nồi, nấu đến khi chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Thêm hành lá vào rồi đảo đều là hoàn thành.

- Cách dùng: Ăn cháo đậu xanh 1-2 lần/ngày vào bữa chính.

- Lưu ý: Người có thể trạng hàn, tay chân lạnh, tiêu chảy cần hạn chế ăn cháo đậu xanh.

Cháo đậu xanh giảm các triệu chứng cảm lạnh.

Cháo đậu xanh giảm các triệu chứng cảm lạnh.

2. Cháo hành giải cảm lạnh

Hành lá chứa tinh dầu, chất trung gian hóa học có tác dụng chống virus cảm lạnh, hạ sốt, tăng tiết mồ hôi, hoạt huyết dùng cho những người cảm sốt, nhức đầu sổ mũi.

- Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, thịt băm 100g, hành lá 50g, gia vị vừa đủ.

- Cách chế biến:Gạo tẻ vo sạch, hành lá cắt đoạn nhỏ. Lấy phần hành củ phi thơm với dầu, cho thịt băm vào xào chín.Cho gạo vào nước nấu đến khi chín mềm, sau đó thêm thịt băm, hành lá đảo đều thêm 2 phút là hoàn thành.

- Cách dùng: Có thể ăn cháo hành 1-2 lần/ngày vào bữa chính.

- Lưu ý: Người tăng huyết áp bốc hỏa tránh ăn cháo hành.

3. Cháo bí đỏ

Cháo bí đỏ cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, món ăn giảm ho, tiêu đờm, làm ấm cổ họng.

- Nguyên liệu: Bí đỏ 100g, gọt vỏ, rửa sạch, 50g gạo tẻ, gia vị vừa đủ.

- Cách chế biến: Cho gạo vào 500ml nước, đun đến khi sôi thì bỏ bí đỏ vào nấu cho đến khi chín mềm, thêm gia vị vừa ăn.

- Cách dùng: Ăn 1-2 lần/tuần vào các bữa phụ trong ngày.

- Lưu ý: Người bị đau bụng, chậm tiêu, nóng trong, khô khát, nổi mụn nhọt, đại tiện táo bón, đái tháo đường không nên ăn cháo bí đỏ.

4. Cháo tía tô

Tía tô vị cay tính ấm quy kinh phế tỳ tác dụng phát tán phong hàn hóa đờm giải độc. Cháo tía tô giúp chữa ho, trị cảm phong hàn, giảm sốt, giảm các triệu chứng thở gấp, cảm lạnh.

- Nguyên liệu: 50g gạo tẻ, 50g lá tía tô, gia vị vừa đủ.

- Cách chế biến: Rửa lá tía tô sạch, thêm khoảng 200ml nước, sắc lá tía tô cho đến khi còn 160ml nước thì bỏ bã. Lấy nước tía tô cho vào phần gạo đã vo sạch, thêm nước (500ml hoặc nhiều hơn) nấu thành cháo.

- Cách dùng: Ăn 1 lần/ngày vào bữa chính.

- Lưu ý: Phụ nữ có thai, người nóng trong, hay ra mồ hôi không nên ăn.

Cháo tía tô giảm sốt, giải cảm lạnh.

Cháo tía tô giảm sốt, giải cảm lạnh.

Người bị cảm lạnh khi ăn cháo cần chú ý gì?

- Không nên ăn cháo khi cháo còn quá nóng gây bỏng miệng, bỏng thực quản.

- Không nên ăn cháo với dưa chua, gây loét dạ dày, chậm tiêu.

- Không nên ăn cháo trong thời gian dài vì có thể gây thiếu chất dinh dưỡng. Với người cảm lạnh cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng từ rau, củ, quả, protein để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Mời bạn xem tiếp video:

Cảm lạnh: Chọn thuốc như thế nào cho đúng? | SKĐS

Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?
Lão hóa là một quá trình tất yếu của cuộc sống và việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh khi già đi.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Theo BS. Vũ Duy Thành
Nguồn: [Tên nguồn]03/02/2025 11:00 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm tốt cho sức khỏe