Rau thơm ngoài việc là gia vị ăn kèm trong các món ăn, còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà ít người biết đến. Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây.
Rau thơm là gì?
Rau thơm là những loại rau mọc hoang dã trong tự nhiên, được con người thu hoạch về để làm gia vị ăn kèm cùng với các món ăn chính thường ngày trong các bữa cơm gia đình. Ngoài ra rau thơm còn có thể được chế biến thành các món ăn đặc biệt như món gỏi, món cuốn, thậm chí còn được ép lấy nước uống hàng ngày.
Rau thơm có tác dụng gì?
Đa phần, người ta thu hoạch các loại rau thơm để phục vụ cho việc làm gia vị hoặc chế biến các món ăn. Tuy nhiên, các loại rau thơm này ẩn chứa nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như là giúp giải cảm, chống viêm, kháng khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe xương khớp,...
Có rất nhiều loại rau thơm phổ biến mà chúng ta vẫn thường sử dụng để ăn hàng ngày. Mỗi loại sẽ có hình dạng, đặc điểm và công dụng khác nhau. Tất cả sẽ được đề cập đến ở phần tiếp theo của bài viết.
Các loại rau thơm và tác dụng đối với sức khỏe
Sau đây là những loại rau thơm phổ biến nhất ở nước ta cùng với tác dụng đối với sức khỏe của chúng:
1. Tía tô
Tía tô là loại rau thơm cực kỳ phổ biến và không thể thiếu được trong các bữa ăn của người Việt. Theo như Đông y, tía tô có khả năng giúp giải cảm, trị phong hàn, hạ sốt. Ngoài ra, tía tô có vị ấm nóng, giúp hệ tiêu hóa của chúng ta được khỏe mạnh và an toàn.
2. Húng quế
Rau húng quế hay húng chó là loại rau thơm ăn kèm được nhiều người yêu thích, đặc biệt trong các món ăn như phở, hủ tiếu, bún,... Loại rau này có khả năng giúp điều trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu khá hiệu quả.
3. Rau răm
Rau răm là loại rau thơm mà chúng ta thường thấy để ăn kèm trong các món ăn như trứng vịt lộn, gỏi, nộm, hoặc dùng để nấu canh chua, canh cá,... Rau răm có khả năng khử mùi hôi, tanh của thực phẩm. Ngoài ra nó còn có công dụng giải độc, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tiêu chảy.
4. Hành lá
Hành lá có lẽ là loại gia vị cực kỳ phổ biến mà bất cứ gia đình nào đều sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Hành lá là loại rau thơm có tính cay, ấm, có khả năng giải cảm, làm ấm cơ thể hiệu quả. Nếu kết hợp hành lá với một số loại rau có cùng dược tính sẽ càng gia tăng thêm hiệu quả điều trị.
5. Rau ngổ
Rau ngổ là loại rau thơm chúng ta thường thấy trong các món ăn liên quan đến cá, canh chua. Loại rau này vốn có tính mát, có khả năng giải độc, chống viêm, do đó rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu do ăn quá nhiều.
6. Ngò gai
Ngò gai hay còn được biết đến là rau mùi tàu. Đây là loại rau thơm chúng ta thường thấy trong các món ăn như canh măng, phở, canh bún chua,... Ngò gai có vị cay, tính nóng, có thể giúp hạ sốt, cải thiện tiêu hóa tốt hơn.
7. Kinh giới
Rau kinh giới là loại rau thơm vô cùng đặc trưng, không thể thiếu trong các món ăn thường ngày liên qua đến đậu phụ, thịt luộc,... Kinh giới tương tự như tía tô, có khả năng chữa cảm cúm, hạ sốt, điều trị chứng nổi mẩn ngứa, mụn nhọt hiệu quả.
8. Bạc hà
Bạc hà là loại rau thơm thường bị nhầm lẫn với kinh giới. Theo như Đông y, bạc hà có vị cay, tính nóng, mùi thơm dễ chịu, có khả năng trị ho, giải cảm, sát khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
9. Thì là
Thì là được sử dụng rất nhiều trong các món ăn liên quan đến cá, bởi loại rau thơm này có khả năng khử mùi tanh và cải thiện hương vị món cá thêm tuyệt vời. Bên cạnh đó, thì là còn giúp bổ thận, giải độc, giảm đau vô cùng công hiệu.
10. Lá lốt
Chúng ta thường thấy lá lốt xuất hiện trong các món ăn liên quan đến thịt, như là bò cuốn lá lốt, chả viên lá lốt,... Theo như Đông y, lá lốt có khả năng giúp chữa trị các bệnh xương khớp, giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả.
11. Ngò rí
Ngò rí hay rau mùi ta là loại rau thơm cực kỳ phổ biến hiện nay. Rau có mùi thơm nhẹ nhàng, vị ngọt, tính ấm, có khả năng giải độc, kích thích tiêu hóa, trị sưng đau, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra tinh dầu được chiết xuất từ ngò rí có khả năng diệt khuẩn vô cùng cao.
12. Cần tây
Cần tây hay được sử dụng trong các món ăn thường ngày của chúng ta. Ngoài ra nhiều người thích sử dụng nước ép từ cần tây, do loại rau thơm này có khả năng giúp đào thải độc tố, làm đẹp da và giảm cân hiệu quả.
13. Diếp cá
Diếp cá là loại rau thơm khá kén người sử dụng, do chúng có mùi tanh đặc trưng không phải ai cũng thích. Tuy nhiên, diếp cá lại có khả năng kháng viêm, sát khuẩn cực kỳ tuyệt vời, hỗ trợ hệ tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh hơn.
14. Tỏi tây
Tỏi tây hay hành baro, là loại rau thơm có thân màu trắng xanh, gần giống với hành lá nhưng có kích thước lớn hơn. Tỏi tây có vị cay, mùi hăng, có khả năng chống oxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn và các gốc tự do, từ đó giúp phòng ngừa ung thư và các bệnh nguy hiểm.
15. Đinh lăng
Đinh lăng được mệnh danh là “Nhân sâm của người nghèo” do nó có họ hàng với nhân sâm. Loại rau thơm này thường được ăn kèm trong các món ăn như gỏi, nem rán, nem chua, có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm, kích thích tiêu hóa và ổn định đường ruột.
16. Sả
Sả là loại rau thơm vô cùng phổ biến, có tính cay nóng, cho nên thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm cúm, sốt, đau đầu, đau nhức các khớp,...
17. Húng thơm
Húng thơm hay húng láng là loại rau thơm được nhiều người yêu thích, thường xuất hiện trong nhiều món ăn ngon của người Việt như rau trộn, xào thịt bò, các món rán,... Húng thơm có tác dụng chữa ho, giảm sưng đau do viêm, cải thiện chức năng ở thận vô cùng công hiệu.
18. Húng lủi
Húng lủi cũng là loại rau có ngoại hình gần giống với bạc hà. Loại rau thơm này có khả năng giúp chống viêm, có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruột ở người.
19. Lá chanh
Lá chanh là loại rau thơm ăn kèm, thường thấy trong các món ăn như thịt gà, các món cay, món lẩu truyền thống. Lá chanh có vị ngọt, tính bình, có khả năng trị ho, tiêu đờm, giải cảm hiệu quả.
20. Lá mơ
Lá mơ là loại rau thơm thường dùng trong các món ăn như thịt chó, gỏi cá, nem thính,... Theo như Đông y, lá mơ có vị ngọt, tính mát, có khả năng sát khuẩn, hoạt huyết, giải độc hiệu quả.
21. Lá móc mật
Lá móc mật là loại lá mà chúng ta thường thấy trong món ăn liên quan đến thịt lợn, đặc biệt là lợn quay. Loại rau thơm này có khả năng giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau, kháng viêm, bảo vệ lá gan của chúng ta một cách tốt nhất.
22. Lá cách
Lá cách chúng ta thường thấy xuất hiện trong một số món kho, món om của người Nam bộ. Loại rau thơm này có vị ngọt, tính mát, có khả năng giúp tiêu độc, làm sáng mắt, thông tiểu, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
23. Lá cúc tần
Loại rau thơm này thường được đi kèm trong các món nhậu nổi tiếng của người Việt. Nó có khả năng giúp giải cảm, trị đau nhức xương khớp, giảm stress và căng thẳng trí não.