Triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì? Cách chữa ngộ độc thực phẩm

Khánh Hằng - Ngày 10/03/2021 16:10 PM (GMT+7)

Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra nhưng liệu bạn đã biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì và cách xử lý nó ra sao chưa?

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng cơ thể ăn, uống phải những thực phẩm ô nhiễm, nhiễm độc hoặc bị biến chất, ôi thiu, hư hỏng hoặc có chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cứ 6 người Mỹ thì có 1 người mắc một số dạng ngộ độc thực phẩm hàng năm.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy vào nguồn lây nhiễm, mức độ ngộ độc cũng khác nhau. Khoảng thời gian xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng phụ thuộc vào nguồn lây nhiễm nhưng trung bình thường dao dộng từ 1h đến 28 ngày. Các trường hợp ngộ độc thực phẩm thông thường bao gồm ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau:

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì? Cách chữa ngộ độc thực phẩm - 1

- Chuột rút ở bụng

- Tiêu chảy

- Buồn nôn

- Nôn mửa

- Ăn mất ngon

- Sốt nhẹ

- Mệt mỏi

- Đau đầu

Bên cạnh đó, một số triệu chứng nặng của ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng bao gồm:

- Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày

- Sốt cao trên 38,6 độ C

- Khó nhìn hoặc khó nói

- Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng như khô miệng, đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu

- Nước tiểu có máu

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm thường bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính sau:

- Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên ngộ độc thực phẩm. Một số vi khuẩn nguy hiểm dễ gây ra tình trạng này phải kể đến E. coli, Listeria và Salmonella. Theo CDC, ước tính có khoảng 1.000.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm, bao gồm gần 20.000 trường hợp nhập viện, bắt nguồn từ nhiễm khuẩn salmonella hàng năm. Bên cạnh đó, Campylobacter và C. botulinum (ngộ độc thịt) là hai loại vi khuẩn ít được biết đến nhưng lại có khả năng gây nguy hiểm lớn.

- Ký sinh trùng: Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không phổ biến như ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, nhưng ký sinh trùng lây lan qua thực phẩm vẫn rất nguy hiểm. Toxoplasma là loại ký sinh trùng thường thấy nhất trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Ký sinh trùng có thể sống trong đường tiêu hóa mà không bị phát hiện trong nhiều năm. Những người có hệ miễn dịch suy yếu và phụ nữ mang thai dễ bị tác động nếu có ký sinh trùng trong ruột.

- Virut: Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do virut gây ra. Virus norovirus, còn được gọi là virus Norwalk, đã gây ra hơn 19 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm. Một số loại virut khác như sapovirus, rotavirus và astrovirus mang lại các triệu chứng tương tự, nhưng chúng ít phổ biến hơn.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì? Cách chữa ngộ độc thực phẩm - 2

Đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê của CDC, gần như tất cả mọi người đều có thể mắc ngộ độc thực phẩm ít nhất một lần trong đời.

Một số quần thể có thể có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm cao hơn quần thể khác. Những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế hoặc mắc bệnh tự miễn dịch có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và nguy cơ biến chứng do ngộ độc thực phẩm cao hơn.

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm cao hơn do cơ thể của họ đang phải đối phó với những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và hệ tuần hoàn trong thai kỳ. Người cao tuổi cũng tương tự như vậy khi hệ thống miễn dịch của họ có thể không phản ứng nhanh với các sinh vật truyền nhiễm. 

Trẻ em cũng rất dễ mắc ngộ độc thực phẩm bởi vì hệ thống miễn dịch của chúng chưa phát triển đầy đủ như người lớn. Trẻ nhỏ cũng dễ ảnh hưởng tới sức khỏe bởi tình trạng mất nước do nôn trớ và tiêu chảy.

Cách chữa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường có thể tự điều trị tại nhà và hầu hết các trường hợp có thể khỏi trong vòng 3-5 ngày. 

Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng nhất là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Những đồ uống có chứa chất điện giải hay nước trái cây là những lựa chọn tốt vì có thể phục hồi carbohydrate và giúp giảm mệt mỏi.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì? Cách chữa ngộ độc thực phẩm - 3

Khi bị ngộ độc thực phẩm, nên tránh các loại đồ uống có chứa caffein, ví dụ như cafe hay trà. Một số loại trà đã khử caffein với các loại thảo mộc nhẹ nhàng như hoa cúc, bạc hà hay bồ công anh đều có thể làm dịu cơn đau bụng, giúp ngộ độc thực phẩm mau chóng qua đi.

Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giúp kiểm soát tiêu chảy và giảm buồn nôn, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống để tránh những trường hợp xấu xảy ra. Điều rất quan trọng với người bị ngộ độc thực phẩm là cần phải nghỉ ngơi nhiều.

Trong những trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bổ sung nước bằng dịch truyền tĩnh mạch (IV). Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân phải nhập viện lâu ngày để theo dõi.

Chế độ ăn khi bị ngộ độc thực phẩm

Nếu bị nôn mửa và tiêu chảy, hãy tránh xa các thực phẩm rắn, thay vào đó là những thực phẩm đơn giản, mềm, dễ tiêu, nhạt và ít chất béo. Dưới đây là một số gợi ý khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Bánh quy giòn

- Chuối

- Cơm

- Cháo bột yến mạch

- Canh gà

- Khoai tây nhạt

- Rau luộc

- Bánh mì

- Nước trái cây pha loãng

- Đồ uống chứa chất điện giải

Nên tránh những loại thực phẩm sau để tránh dạ dày khó chịu, khiến các triệu chứng ngộ độc thực phẩm tăng thêm:

- Các loại thực phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát

- Thực phẩm giàu chất béo

- Đồ ăn cứng

- Thực phẩm có hàm lượng đường cao

- Đồ ăn cay

- Đồ chiên rán

- Cafe, soda, nước tăng lực, bia rượu

Một số loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao:

- Sushi và các thực phẩm làm từ cá sống chưa được nấu chín.

- Thịt nguội hoặc xúc xích chưa được làm nóng hoặc nấu chín.

- Sữa, pho mát và nước trái cây chưa tiệt trùng.

- Trái cây và rau sống chưa rửa sạch.

- Thịt và trứng.

Nguồn tham khảo:

Food Poisoning - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 7/3/2019.

Say xe nên uống gì? Những loại nước chống say xe hiệu quả
Rất nhiều người gặp phải tình trạng say xe mà không biết có một số loại nước uống chống say xe, có thể hỗ trợ tình trạng này giảm bớt.
Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe