Hiện tại căn bệnh quai bị đã có vắc xin phòng ngừa, nhưng khả năng mắc bệnh vẫn không bỏ qua bất kì ai.
Bản thân bệnh quai bị không đáng lo ngại, miễn là nó không gây ra biến chứng nguy hiểm nào là được. Nhưng cách phòng tránh biến chứng thì hiện vẫn chưa có, vậy nên bạn cần hết sức chú ý để sức khỏe phục hồi tốt nhất.
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do vi rút, có khả năng lây từ người này sang người khác qua nước bọt, dịch tiết từ mũi và các tiếp xúc cá nhân gần gũi.
Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến nước bọt, hay còn gọi là các tuyến mang tai. Đây là những tuyến có vai trò sản xuất nước bọt, có 3 bộ tuyến ở mỗi bên mặt, nằm phía sau và bên dưới tai của bạn. Dấu hiệu đơn giản nhất của bệnh quai bị là sưng tuyến nước bọt.
Triệu chứng quai bị
Các triệu chứng của quai bị thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với siêu vi khuẩn. Cúm được coi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bao gồm các biểu hiện như:
- Mệt mỏi;
- Nhức mỏi cơ thể;
- Đau đầu;
- Ăn mất ngon;
- Sốt nhẹ.
Tình trạng sốt cao (xấp xỉ 39 độ C) và sưng tuyến nước bọt sẽ xuất hiện trong vài ngày tới. Các tuyến đó có thể không sưng lên cùng một lúc, mà phổ biến hơn cả là sưng đau định kì. Khả năng lây truyền siêu vi khuẩn quai bị bắt đầu từ khi bạn tiếp xúc với vi rút này cho đến khi các tuyến mang tai của bạn sưng lên.
Hầu hết những người mắc căn bệnh này đều có những triệu chứng nêu trên, tuy nhiên ở một vài trường hợp hiếm gặp thì họ hoàn toàn không biểu hiện tình trạng bệnh nào cả.
Quai bị có lây không?
Tất nhiên là có, bởi nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là vi rút. Quai bị lây chủ yếu qua nước bọt và các dịch tiết của cơ thể người bệnh, hoặc các phương thức như:
- Ho, hắt hơi, nói chuyện ...;
- Dùng chung đồ dùng cá nhân và bát đũa;
- Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ (đặc biệt là rửa tay) và chạm vào đồ vật của người bệnh.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân vừa tiếp xúc với người mắc bệnh, hãy đến khám tại những bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách chữa quai bị nhanh khỏi nhất
Bởi vì quai bị là một loại vi rút, vậy nên nó không phản ứng với kháng sinh và các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều trị các triệu chứng, giúp giảm khó chịu khi mắc bệnh, ví dụ như:
Thay đổi cách sinh hoạt
- Nghỉ ngơi khi cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;
- Dùng thuốc giảm đau không kê toa để hạ sốt như acetaminophen hay ibuprofen;
- Làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm túi nước đá;
- Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt;
- Thực đơn nên bao gồm các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, sữa chua, cháo ... Hãy đảm bảo rằng chúng dễ nhai, bởi nếu ăn đồ cứng có thể khiến tuyến nước bọt sưng lên;
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C không axit như dưa đỏ, xoài, rau lá xanh đậm, ... cùng với các món ăn thanh mát như khổ qua, đậu xanh, hoa kinh giới ...;
- Thêm các loại gia vị như tiêu đen, gừng và tỏi vào đồ ăn để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Thuốc bôi ngoài da
- Lấy 3-4 hạt gấc cùng vài sợi cói hoặc chiếu rách đốt thành than, nghiền nhỏ với dầu vừng và thoa lên vùng má bị sưng tấy.
- Mài thành bột 2-3 nhân hạt gốc, hòa chung với 10ml giấm thanh hoặc rượu trắng để thao lên vùng viêm sưng.
- Lựa chọn những lá lô hội tươi và rửa sạch sẽ, gọt bỏ vỏ và lấy phần thịt. Nhẹ nhàng chà phần thịt đó lên khu vực bị sưng tấy, giúp giảm sưng, viêm và đau.
- Cắt một lát gừng tươi thật mỏng và áp lên vùng da bị sưng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau đớn rất nhiều.
Thuốc uống
- Rễ cây rẻ quạt tươi (xạ can) 9-15g, sắc uống ngày một thang chia hai lần.
- Huyền sâm 15g, hạ khô thảo 6g, bản lam căn 12g, sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chua me đất hoa vàng 30g, sắc uống mỗi ngày một thang.
- Rễ chàm mèo sao vàng 10g, sắc ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày.
Quai bị kiêng gì?
Mỗi loại bệnh đều có điểm yếu riêng, và quai bị cũng vậy. Bệnh nhân cần nắm rõ những kiêng khem khi mắc bệnh để phục hồi sức khỏe nhanh nhất:
Trong sinh hoạt
- Tránh tắm quá lâu, vì lúc này cơ thể đang yếu ớt nên rất dễ bị cảm.
- Kiêng gió và nước lạnh vì chúng sẽ khiến vùng má bị sưng đau nặng hơn.
- Tránh nói quá nhiều khiến hàm phải hoạt động liên tục – chúng cần thời gian nghỉ ngơi.
- Không dùng chung đồ vật với người bệnh vì khả năng lây lan là rất cao.
- Nhất định không được tự ý chữa bệnh bằng các liệu pháp dân gian chưa được khoa học chứng minh hoặc tự mua thuốc để uống.
Trong ăn uống
- Không ăn đồ nếp.
- Không ăn cá mè, cá chép.
- Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như cam, chanh, ... và đồ nếp vì chúng khiến tuyến nước bọt chịu đau đớn hơn.
- Không ăn đồ cứng hoặc khô vì dễ khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng.
Quai bị có nguy hiểm không?
Với những biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc quai bị thì đây là một căn bệnh khá nguy hiểm. Vậy nên bạn cần phải chăm sóc người bệnh đúng cách để phòng trường hợp xấu xảy ra như:
- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn;
- Nhồi máu phổi;
- Viêm buồng trứng;
- Viêm tụy;
- Sinh con dị dạng hoặc dễ sẩy thai;
- Viêm não;
- Viêm đa rễ thần kinh, ....
Quai bị bao lâu thì khỏi?
Bệnh nhân có thể quay trở lại học tập và làm việc sau khi khám quai bị khoảng một tuần, nếu họ đã cảm thấy khỏe hơn. Tại thời điểm này, khả năng lây bệnh là bằng 0.
Bệnh quai bị thường chỉ kéo dài trong vòng một vài tuần, sau 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Hầu hết những người mắc bệnh này sẽ không mắc bệnh lại nữa, bởi nhiễm vi rút 1 lần sẽ bảo vệ bạn khỏi những lần tấn công sau.