Thiếu máu não là một căn bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đột quỵ và tai biến mạch máu não.
Thiếu máu não là tình trạng sức khỏe xảy ra khi máu thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc hemoglobin (đây là thành phần chính của các tế bào hồng cầu để liên kết oxy). Nếu bạn có quá ít tế bào hồng cầu hoặc chúng có số lượng bất thường, các tế bào khác trong cơ thể sẽ không nhận được đủ oxy.
Triệu chứng thiếu máu não
Thường xuyên đau đầu
Đây là dấu hiệu sớm nhất và dễ nhận ra nhất của bệnh thiếu máu não. Ban đầu, chúng chỉ xuất hiện ở một vài vùng nhất định, thi thoảng nhỏi lên, nhưng càng về sau, diện tích và độ đau đớn càng lan rộng, đặc biệt là khi vận động hoặc suy nghĩ.
Chóng mặt, dễ mất thăng bằng
Triệu chứng này rất hay bị nhầm với những căn bệnh thông thường như mệt mỏi, sốt, ... nhưng hậu quả thì lớn hơn nhiều lần. Nó dễ dàng khiến người bệnh chấn thương xương khớp và sọ não nếu ngã ở những vùng nguy hiểm.
Rối loạn thị giác
Hoa mắt, giảm thị lực, ... là những gì người bệnh thường gặp trong giai đoạn sớm của bệnh, do ảnh hưởng từ việc thiếu máu lên não.
Rối loạn thính giác
Khả năng nghe của bệnh nhân bị thiếu máu não sẽ sụt giảm nghiêm trọng, do tình trạng ù tai kéo dài.
Rối loạn vận động
Người bệnh hay cảm thấy tê bì, nhức mỏi chân tay, vận động yếu hẳn đi. Đau cổ và gáy cũng như xương sống là những biểu hiện thường gặp khác, khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng.
Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Đây là một căn bệnh gây tử vọng cao thứ 3 thế giới, chỉ kém các bệnh ung thư và tim mạch. Không chỉ vậy, thiếu máu lên não còn gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể kể đến như:
- Đột quỵ;
- Xuất huyết não;
- Rối loạn giấc ngủ;
- Suy giảm khả năng tư duy;
- Suy giảm trí nhớ.
Nguyên nhân thiếu máu não
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu não là do lượng oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não không được cung cấp đủ, khiến hệ thần kinh trung ương bị đình trệ.
Một số bệnh lý khiến thiếu máu lên não là:
- Xơ vữa động mạch;
- Thoái hóa đốt sống cổ;
- Máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu;
- Chèn ép thành động mạch từ phía ngoài;
- Dị tật bẩm sinh;
- Co mạch máu, ...
Một số thói quen gây ra tình trạng này là:
- Kê gối khi ngủ quá cao;
- Sử dụng máy tính trng thời gian dài;
- Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo và dầu mỡ;
- Sử dụng điện thoại quá nhiều;
- Ít vận động, ...
Điều trị thiếu máu não
Để điều trị tình trạng thiếu máu não, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn cũng như chế độ sinh hoạt để đạt kết quả tốt nhất.
Chế độ ăn
Bổ sung các loại rau củ quả, protein, canxi, magie, vitamin các loại đến từ:
- Rau cần;
- Nấm linh chi;
- Hành tây;
- Tỏi;
- Trứng;
- Sữa;
- Lá sen, ...
Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, ...
Chế độ sinh hoạt
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
- Hạn chế sử dụng chất kích thích;
- Xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng mỗi tối để lưu thông máu tốt hơn;
- Nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa thiếu máu não
- Xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, với sự kết hợp của cả thực vật lẫn động vật:
+ Cung cấp omega 3, chất sắt, vitamin C, magie, vitamin B12, ...
+ Hạn chế mỡ động vật và thực phẩm đóng gói vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu.
- Tập luyện thể thao thường xuyên.
- Khám sức khỏe định kì để kiểm soát được mọi loại bệnh.
- Nghỉ ngơi hợp lí, không nên làm việc quá sức.
- Tránh thay đổi thân nhiệt đột ngột.
Thiếu máu não nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mọi loại bệnh. Đối với bệnh nhân thiếu máu não, họ cần phải bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất thiết yếu có trong:
- Rau chân vịt: Rau xanh luôn cần thiết cho mọi thực đơn, và rau chân vịt là “đại diện” tiêu biểu khi giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic, giúp cơ thể tăng tế bào hồng cầu.
- Lựu: Sắt, canxi, magie, vitamin C ... là một vài chất dinh dưỡng tiêu biểu có trong loại quả thần kì này. Tất cả đều khiến cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và hemoglobin.
- Chà là: Không chỉ giàu chất sắt, vitamin C cũng là một điểm sáng của loại quả này. Đặc biệt, khi ăn chà là cùng với sữa vào buổi sáng khi dạ dày đang rỗng, cơ thể sẽ hấp thụ chất sắt tốt hơn nhiều lần.
- Táo: “Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ khiến bác sĩ phải tránh xa” luôn luôn đúng. Mỗi quả táo một ngày hay 2-3 quả mỗi tuần sẽ cung cấp cho cơ thể bạn một lượng sắt cần thiết để trị bệnh thiếu máu, hơn nữa còn bổ sung chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Chuối: Không chỉ giàu chất sắt để kích thích cơ thể sản xuất hemoglobin, chuối còn là một nguồn cung cấp magie dồi dào giúp tổng hợp hemoglobin nhanh hơn. Kết hợp chuối với mật ong sẽ giúp món ăn ngon và lạ hơn, đồng thời bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác từ mật ong.
- Nho khô: Một món ăn vặt ngon lành nhưng lại chứa nhiều chất sắt và vitamin C, giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do vậy mà cơ thể có thể sản sinh được nhiều tế bào hồng cầu và hemoglobin hơn nữa.