Uống nước chanh mỗi ngày có tốt không? 6 sai lầm khi uống nước chanh dễ gây họa

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 09/09/2021 06:52 AM (GMT+7)

Nước chanh giàu vitamin, giúp cơ thể khỏe mạnh và đẹp hơn nhưng liệu có nên uống nó mỗi ngày?

Chanh là một trong những loại trái cây rất giàu vitamin C, canxi, phốt pho, sắt và các nguyên tố khác rất có lợi cho cơ thể con người. Hơn nữa, vitamin C giàu có trong chanh có thể duy trì sự sản xuất của các mô và duy trì các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. 

Nhiều người rất thích uống nước chanh vì dễ uống lại giúp giải nhiệt, hơn nữa còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dù tốt nhưng chanh có tính axit nên nhiều người cũng thắc mắc liệu uống nước chanh mỗi ngày có sao không? Liệu có gây bất lợi gì cho sức khỏe?

Có nên uống nước chanh mỗi ngày?

Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống nước chanh mỗi ngày? Dưới đây là những lợi ích và bất lợi có thể gặp phải khi bạn uống đồ uống này hàng ngày. 

Uống nước chanh mỗi ngày có tốt không? 6 sai lầm khi uống nước chanh dễ gây họa - 1

Lợi ích: 

- Có thể hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh: Bắt đầu ngày mới với việc tăng cường vitamin C từ nước chanh giúp bảo vệ miễn dịch của cơ thể. Mặc dù một cốc nước chanh có thể không đáp ứng được 100% nhu cầu hàng ngày nhưng nó sẽ giúp bạn có một khởi đầu lành mạnh bằng việc hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này.

- Giảm nguy cơ phát triển sỏi thận: Citrate, một loại muối liên kết với canxi và giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi thận. Trái cây và nước trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp citrate tự nhiên. Trong tất cả các loại nước trái cây họ cam quýt, nước chanh dường như có nồng độ muối ngăn ngừa sỏi thận cao nhất.

- Giữ cho cơ thể đủ nước: Những người bị mất nước có thể bị táo bón và chóng mặt cùng với các triệu chứng khác. Uống nước chanh giúp cung cấp chất lỏng vào cơ thể, là một trong những cách tốt nhất để chống lại tình trạng mất nước. Hơn nữa, việc thêm chanh vào nước có thể khiến bạn thích uống nước và uống nhiều hơn. 

- Cải thiện tình trạng tim mạch: Nước ép cam quýt, như nước chanh có chứa một loại flavonoid độc đáo gọi là hesperidin. Việc hấp thụ hesperidin liên tục có liên quan đến việc cải thiện huyết áp tâm thu ở những người tăng huyết áp nhẹ.

Bất lợi

- Có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược: Chanh có tính axit với độ pH từ 2 đến 3. Đó là tin xấu đối với người mắc bệnh trào ngược axit vì thực phẩm có tính axit gây ợ nóng và có thể gây kích ứng cổ họng đã bị viêm.

- Có thể gây mòn răng: Jack Hirschfeld - giảng viên lâm sàng tại Trường Y khoa Nha khoa thuộc Đại học Y học xương khớp Lake Erie giải thích: “Bất kỳ đồ uống có tính axit nào như nước chanh sẽ làm mòn men răng theo thời gian. Nếu bạn đang bị ăn mòn men răng, răng của bạn sẽ trở nên mẫn cảm hơn và dễ bị sâu răng hơn.

Những sai lầm khi uống nước chanh

1. Bỏ vỏ chanh 

Uống nước chanh mỗi ngày có tốt không? 6 sai lầm khi uống nước chanh dễ gây họa - 2

Nhiều người khi pha nước chanh chỉ lấy phần nước cốt và vứt bỏ phần vỏ vì cho rằng phần vỏ không sạch hơn nữa lại gây đắng. Nhưng cách làm này là sai lầm, vì vỏ chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn cùi chanh, nếu bạn bỏ hết vỏ khi dùng chanh sẽ lãng phí rất nhiều chất dinh dưỡng. Và vỏ chanh còn có tác dụng giảm cân. 

Thay vì bỏ vỏ, hãy thái lát vài miếng chanh cả vỏ cho vào cốc nước chanh của bạn hoặc dùng máy sinh tố để nghiền quả chanh để cả vỏ khi pha chế.

2. Dùng quá nhiều đường

Nhiều người khi pha nước chanh thường cho thật nhiều đường để giảm bớt vị chua. Tuy nhiên, uống nước chanh pha quá nhiều đường có thể khiến đường trong máu tăng vọt.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nutritions cho biết, thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường như nước chanh pha thêm đường cũng như nhiều loại thực phẩm giàu carbs khác có thể gây ra tình trạng kháng insulin. 

Ngoài ra, tiêu thụ một lượng lớn đường không chỉ gây ra tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2 mà còn gây ra bệnh béo phì và bệnh tim. 

3. Giảm cân bằng nước chanh pha mật ong mà không chú ý tới tình trạng sức khỏe

Uống nước chanh mỗi ngày có tốt không? 6 sai lầm khi uống nước chanh dễ gây họa - 3

Không ít chị em truyền tai nhau bí quyết giảm cân bằng cách thêm pha nước chanh với mật ong uống hàng ngày. Biện pháp này tương đối an toàn với hầu hết mọi người nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng. 

Những người béo phì có đái tháo đường nếu dùng đồ uống này sẽ rất nguy hiểm bởi mật ong cũng có lượng đường không ít. Nhưng lượng đường ở mật ong khác đường kính, đường trắng.

Ngoài ra, những người đau dạ dày hay những người không uống được mật ong cũng không nên uống quá nhiều bởi trong đồ uống có chanh, có tính chua cao.

4. Uống nước chanh khi bụng đói

Mặc dù uống nước chanh tốt nhưng bạn không nên uống nước khi bụng đói. Chanh là thực phẩm có tính axit, khi bụng rỗng nếu uống nước chanh thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Hơn nữa, dinh dưỡng trong chanh cũng sẽ khó hấp thụ hơn. Nếu bạn muốn uống nước chanh vào buổi sáng, nên ăn chút gì đó để no bụng, giảm kích ứng của chanh đối với dạ dày.

5. Dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh

Uống nước chanh mỗi ngày có tốt không? 6 sai lầm khi uống nước chanh dễ gây họa - 4

Khi pha nước chanh, nhiệt độ nước phù hợp là 60 ~ 70 ℃. Nếu pha nước chanh bằng nước quá lạnh, mùi thơm không dễ ngấm ra ngoài. Nếu pha trong nước quá nóng, chất đắng sẽ bị hòa tan nhiều hơn. Một số người lo lắng rằng nhiệt độ nước ấm sẽ dẫn đến mất vitamin C. Trên thực tế, chanh có tính axit cao và vitamin C có khả năng chịu nhiệt tốt hơn trong điều kiện axit nên không dễ bị mất đi.

6. Uống nước chanh giải rượu

Có rất nhiều người pha nước chanh hay các đồ uống chua để giải rượu cho người uống rượu say . Tuy nhiên, nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với nước uống chua dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có axit. Vì vậy, nếu lỡ quá chén thì nên cho họ uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước canh...

Những dấu hiệu cảnh báo bạn nên từ bỏ thói quen uống nước chanh thường xuyên
Nước chanh dễ uống và rất phổ biến nhưng nếu uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể gặp những rắc rối.

Sống khỏe

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Eatthis, Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe