Những sai lầm trong việc uống nước dưới đây khiến cơ thể bạn ngày càng suy kiệt, dễ mắc nhiều bệnh, thậm chí là hủy hoại thận.
Ba thói quen uống nước dễ gây hại thận
1. Chỉ uống nước khi thấy khát
Thói quen chỉ uống nước khi thấy khát vô cùng hại sức khỏe. Khi bạn khát, các tế bào của cơ thể bạn đã bị mất nước, đây là tín hiệu nguy hiểm từ hệ thống thần kinh trung ương. Nếu để tình trạng này trong thời gian dài, khả năng giải độc của thận sẽ bị suy giảm rất nhiều, dễ dẫn đến các bệnh về thận.
Bên cạnh đó, khi bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải tăng khiến bạn dễ mắc nguy cơ bị sỏi thận ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Uống nước ngọt thay nước lọc
Nhiều người có thói quen uống nước ngọt thay thế nước lọc. Đặc biệt các loại đồ uống có ga thường giúp bạn giải khát nhanh, cơ thể tỉnh táo trong giây lát làm bạn cảm thấy sảng khoái. Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, rất nguy hại tới sức khỏe.
Nước ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi và kali của cơ thể, trong khi lại tăng sự hấp thụ đường, vốn có thể dẫn tới tích lũy sỏi. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên Tạp chí Nephrology (Mỹ) cho thấy những người tiêu thụ 2 hoặc nhiều hơn 2 chai nước ngọt có ga - loại đồ uống chứa axit photphoric, có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao hơn hẳn so với người chỉ thi thoảng uống nó.
Đặc biệt, những loại thức uống này còn gây tăng acid uric máu, gây nên bệnh gút, tiểu đường, tăng huyết áp. Những bệnh lý này đều gây gánh nặng cho thận của bạn. Khi hạn chế loại đồ uống này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể của bạn như giảm cân, giảm nguy cơ suy tim, béo phì, bảo vệ răng, giúp thận khỏe hơn,...
3. Uống trà đặc trong thời gian dài
Trà đặc chứa nhiều theophylline gây lợi tiểu, khiến chất độc trong cơ thể nhanh chóng đến thận, phá hủy cầu thận và ống thận, từ đó gây tổn thương cho thận. Mặc dù loại tổn thương này không dễ phát hiện, nhưng tích lũy theo thời gian dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, trong trà đặc cũng chứa các chất hình thành sỏi, người thường xuyên uống trà đặc cần phải chú ý bản thân có mắc sỏi thận hay không.
Cách uống nước đúng cách
- Nhấp một ngụm nhỏ và ngậm trong miệng vài giây trước khi uống: Điều này có thể lợi dụng cơ chế phản hồi sinh học để truyền đạt đến khu trung tâm khát, khiến các tế bào trong cơ thể biết rằng có nước đang đi vào cơ thể, để hấp thụ hoàn toàn.
- Uống nước ấm để làm dịu cơn khát của bạn: Uống nước lạnh có thể gây sốc cho các giác quan của bạn và làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Nước lạnh còn gây khó khăn cho việc tuần hoàn máu, dẫn đến táo bón. Thay vào đó hãy uống nước ấm, để giúp cho việc tiêu hóa, quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra nước ấm còn giúp giảm cân và làm hết các triệu chứng đầy hơi.
- Thức uống tốt nhất là nước lọc: Trừ khi có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, hãy cố gắng không sử dụng các loại nước khác thay vì nước lọc.
Thời gian uống nước tốt cho sức khỏe
6h30: Sau một đêm ngủ dậy cơ thể sẽ thiếu nước, uống một cốc nước nhỏ sau khi ngủ dậy để thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.
8h30: Buổi sáng, tâm trạng thường căng thẳng, bạn có thể uống một cốc nước lọc để giúp tinh thần thoải mái.
11h00: Sau một buổi sáng làm việc, lúc này bạn có thể đứng dậy đi lại và uống một cốc nước lọc để bổ sung lượng nước đã mất.
12h50: Nửa tiếng sau khi ăn trưa, bạn có thể uống một cốc nước lọc để tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể.
15h00: Sau một ngày học tập và làm việc, 3 giờ chiều là khoảng thời gian buồn ngủ, bạn có thể uống một cốc nước lọc để sảng khoái tinh thần, phục hồi tỉnh táo.
17h30: Trước khi tan sở có thể uống một cốc nước lọc để bổ sung nước, đồng thời giải tỏa cơn đói.
Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng: Có thể uống một ít nước nhưng không quá nhiều để không bị thức giấc vào ban đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nhiều người nghĩ rằng uống nước là một phản ứng bản năng, không có gì phải chú ý. Nhưng trên thực tế, việc uống nước cũng phải đúng lúc và đúng cách mới có lợi cho sức khỏe.