Dùng gừng nên cạo vỏ hay để nguyên? Trả lời được câu này mới biết dùng gừng chuẩn

Ngày 24/03/2022 06:45 AM (GMT+7)

Theo Đông y, củ gừng nếu bỏ vỏ đi sẽ thay đổi hoàn toàn công dụng, thậm chí có tác dụng ngược đến sức khỏe bạn.

Nhiều người cạo vỏ gừng đi với suy nghĩ giúp củ gừng sạch sẽ, nấu ăn sẽ an toàn vệ sinh thực phẩm, do vỏ gừng có nhiều đất, cát bám vào. Tuy nhiên, cách làm này chưa hẳn đúng. Vậy ăn gừng thế nào mới hợp lý?

Gừng có công dụng gì?

Gừng vừa là thực phẩm quen thuộc, vừa là vị thuốc Đông y được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Gừng có vị cay, hơi ấm, chủ yếu trị phong hàn, nhức đầu, nghẹt mũi, làm hết nôn mửa. 

Có nhiều công dụng cho sức khỏe, gừng không chỉ là gia vị tốt mà còn là vị thuốc quý.

Có nhiều công dụng cho sức khỏe, gừng không chỉ là gia vị tốt mà còn là vị thuốc quý.

Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc, Cam Túc đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng dược lý của gừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy gừng có khoảng 100 thành phần hóa học, chủ yếu bao gồm gingerol - một hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong gừng, chịu trách nhiệm cho phần lớn các đặc tính y học của loại củ này. Gingerol giúp chống nôn, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, hạ đường huyết và hạ natri máu.

Về cơ bản, gừng tốt cho cơ thể, nhất là những người thể trạng hàn. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc thể trạng dễ nhiệt, nóng trong thì nên hạn chế lượng gừng nạp vào cơ thể, nhằm tránh chướng bụng, táo bón

Ăn gừng có cần gọt vỏ không?

Điều thú vị của củ gừng là thịt gừng có tính nóng nhưng vỏ gừng lại có tính mát. Do đó, cả củ gừng, bao gồm vỏ, có tính ấm. Vỏ gừng còn có nhiều tác dụng như lợi tiểu, giúp tăng khí huyết. 

Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính nếu còn vỏ. Khi bạn gọt vỏ gừng, củ gừng thiên về tính nóng, không phát huy đúng tác dụng. Do đó, thay vì gọt vỏ, bạn chỉ cần rửa sạch bụi bẩn, đất cát trên bề mặt củ.

Theo các chuyên gia Đông y Trung Quốc, việc có nên gọt vỏ gừng hay không còn tùy thuộc vào từng thể trạng. Nếu bạn có thể trạng hay lạnh bụng, khó tiêu, dễ tiêu chảy, nên hạn chế ăn gừng có vỏ. Sau khi gọt vỏ, gừng phát huy tính nóng, ăn vào giúp đẩy khí hàn ra khỏi người. Ngược lại, nếu thể trạng bạn tính nóng, đừng cạo vỏ gừng khi nấu. 

Tùy từng thể trạng mà sử dụng gừng nạo vỏ hay nguyên vỏ.

Tùy từng thể trạng mà sử dụng gừng nạo vỏ hay nguyên vỏ. 

Người khỏe mạnh nên ăn gừng cả vỏ. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều. 

Đông y Trung Quốc khuyên nên ăn gừng trong các trường hợp sau:

- Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: Uống trà gừng với táo đỏ giúp giảm đau bụng kinh. 

- Người loét lở miệng, nhiệt: Pha vỏ gừng với trà uống giúp bệnh dần cải thiện. 

- Trẻ biếng ăn: Ăn chồi gừng non (nhiều nơi gọi là nhân sâm châu Á) giúp trẻ thêm thèm ăn, thúc đẩy phát triển thể chất. 

- Người già yếu sợ lạnh, bị phong thấp, tay chân giá buốt vào mùa đông: Ăn gừng giúp kích thích nhiệt trong cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ lạnh. Nên pha trà uống đều đặn, lâu dài. Ngoài ra, người lớn tuổi sử dụng gừng cũng giúp hạ lipid máu, hạ đường huyết (với người cao huyết áp). 

Một số bác sĩ đông y khuyên người lớn tuổi đun nước gừng để gội đầu, ngâm chân. Việc này có tác dụng giúp khử trùng, tiêu viêm, làm ấm chân tay, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu toàn thân.  

Kết hợp gừng và trà xanh có thể tạo nên thức uống ngon và tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Kết hợp gừng và trà xanh có thể tạo nên thức uống ngon và tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Ăn gừng lúc nào là hợp lý nhất?

Đông y cho rằng vạn vật đều phân chia âm dương, do đó, thời gian từ sáng đến trưa là thời điểm dương khí vượng nhất trong ngày. Vì vậy, ăn gừng vào thời điểm này là tốt nhất cho cơ thể con người. Ăn gừng - loại thực phẩm làm tăng dương khí - vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Kết hợp gừng với những thực phẩm nào là hợp lý?

Gừng nên kết hợp với trà, do trà xanh có tính mát, gừng có tính ấm. Bộ đôi này có tác dụng chữa ho, cảm phong hàn rất tốt.

Gừng có thể kết hợp với đường nâu, giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

Gừng và kỳ tử cũng là một bộ đôi tốt, do kỳ tử giúp dẫn tính ấm của gừng vào cơ quan nội tạng, có thể đóng vai trò làm ấm thận, tráng dương.  

Xem thêm:

Sáng thức dậy nên uống gì đầu tiên? Thứ tốt nhất không phải nước chanh ấm hay mật ong

Loại củ người Việt hay dùng chứa chất chống ung thư tốt hơn thuốc, là "bảo bối" mùa đông

Loại củ người Việt hay dùng chứa chất chống ung thư tốt hơn thuốc, là bảo bối mùa đông
Gừng sấy khô chứa hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả gấp 10.000 lần thuốc hóa trị Taxol.

Các loại rau củ giàu dinh dưỡng

Thùy Linh (Dịch từ Aboluowang) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe