Vì sao nên uống nước gừng dịp Tết? Nên dùng bao nhiêu gừng mỗi ngày để thu được lợi ích?

MINH THÙY - Ngày 10/02/2024 18:18 PM (GMT+7)

Nước hoặc trà gừng là một phương thuốc tự nhiên được sử dụng để hỗ trợ các trục trặc ở đường tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, gừng được sử dụng phổ biến trong thực phẩm và y học trên khắp thế giới. Cây gừng rất giàu hóa chất tự nhiên có thể tăng cường sức khỏe và thể chất. Nước gừng hay còn gọi là trà gừng là một cách tốt để tận hưởng những lợi ích của gừng. 

Nước gừng được làm bằng cách cho gừng tươi vào nước sôi và để nguội, hoặc khuấy một thìa bột gừng vào nước nóng. Chuyên gia dinh dưỡng Monique Richard có trụ sở tại Thành phố Johnson, Tennessee (Mỹ), cho biết: “Việc ngâm gừng tươi trong nước sôi có thể mất 10 phút hoặc lâu hơn để thu được lợi ích".

Uống nước gừng có tác dụng gì?

Cũng như nhiều loại thuốc thảo dược, cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn và chứng minh công dụng của gừng và nước gừng. Cho đến nay, có một số lợi ích tiềm năng của gừng đã được khoa học chứng minh. Trong dịp Tết, khi bạn thường xuyên ăn uống nhiều loại thực phẩm giàu đạm, chất béo, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, giấc ngủ... thì sử dụng trà gừng là một lựa chọn hữu ích. Dưới đây là những lợi ích tiềm năng của gừng: 

Chống viêm

Viêm là một trong những chức năng tự bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Vi trùng, hóa chất và chế độ ăn uống kém có thể gây viêm nhiễm quá mức và gây hại cho cơ thể.

Tiêu thụ gừng có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành chứng viêm. Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm phản ứng dị ứng, trong đó tình trạng viêm có thể đóng một vai trò nào đó.

Một nghiên cứu nhỏ cũng cho thấy những người bổ sung gừng hàng ngày sẽ ít bị đau cơ hơn sau khi tập luyện vì đau cơ có thể do viêm.

Tiêu thụ gừng có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành chứng viêm. (Ảnh minh họa)

Tiêu thụ gừng có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành chứng viêm. (Ảnh minh họa)

Giàu chất chống oxy hóa

Gừng giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa giúp chống lại các loại oxy phản ứng (ROS), gây ra stress oxy hóa và làm hỏng tế bào. Cơ thể có thể tự tạo ra ROS nhưng một số thói quen, lối sống như uống nhiều rượu, hút thuốc hoặc bị căng thẳng mãn tính có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều ROS. Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có chất chống oxy hóa như nước gừng, có thể giúp ngăn ngừa và chống lại các tác dụng phụ tiêu cực của ROS.

Các đặc tính chống oxy hóa của gừng có thể giúp ngăn ngừa:

- Bệnh tim.

- Các bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như Parkinson, Alzheimer và Huntington.

- Bệnh ung thư: Gừng có thể làm chậm sự phát triển của khối u và một nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy gừng có thể giúp kiểm soát một số loại ung thư.

- Các dấu hiệu lão hóa.

Chống buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa

Gừng thường xuyên được dùng để giúp giảm chứng khó tiêu, nôn mửa và buồn nôn. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy gừng có thể hữu ích trong việc giảm bớt các triệu chứng này khi mang thai. Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy tác dụng của gừng mạnh hơn thuốc trong việc giảm buồn nôn và nôn sau thủ thuật do gây mê toàn thân.

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng gừng có tác động tích cực đến lượng thời gian tiêu hóa thức ăn của một người cũng như chứng rối loạn nhịp tim, một chứng rối loạn làm suy yếu sự di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng gừng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với một số người bao gồm các tác động lên đường tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi hoặc khó chịu.

Gừng thường xuyên được dùng để giúp giảm chứng khó tiêu, nôn mửa và buồn nôn. (Ảnh minh họa)

Gừng thường xuyên được dùng để giúp giảm chứng khó tiêu, nôn mửa và buồn nôn. (Ảnh minh họa)

Cân bằng lượng đường trong máu

Một nghiên cứu cho thấy gừng cải thiện lượng đường trong máu lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường. Những phát hiện này cho thấy rằng gừng có thể giúp điều trị các vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường mãn tính gây ra.

Giảm cân

Nước gừng có thể giúp thúc đẩy giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh. Một nghiên cứu cho thấy gừng ngăn chặn bệnh béo phì ở chuột có chế độ ăn nhiều chất béo. Và một nghiên cứu khác cho thấy những người đàn ông uống đồ uống gừng nóng sau khi ăn sẽ cảm thấy no lâu hơn.

Hơn nữa gừng giúp cân bằng lượng đường trong máu, từ đó có thể giảm cơn đói và ngăn bạn ăn quá nhiều.

Giảm đau bụng kinh

Một lợi ích khác của trà gừng là điều trị đau bụng kinh, hoặc cơn đau xảy ra khi hành kinh.

Trên thực tế, việc xem xét bằng chứng từ 6 thử nghiệm khác nhau cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa gừng và các thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen, trong điều trị đau bụng kinh, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm.

Gừng có hiệu quả giảm đau bụng kinh tương tự như dùng thuốc. (Ảnh minh họa)

Gừng có hiệu quả giảm đau bụng kinh tương tự như dùng thuốc. (Ảnh minh họa)

Tác dụng phụ của nước gừng

Giống như bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào, gừng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn dùng. Tác dụng phụ của gừng rất hiếm nhưng có thể bao gồm những điều sau đây nếu tiêu thụ gừng quá mức:

- Ợ nóng

- Đầy hơi

- Đau bụng

- Nóng trong miệng.

Những người mắc bệnh tim, tiểu đường và sỏi mật nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng như một chất bổ sung. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về sự an toàn của việc dùng gừng nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc sắp phẫu thuật.

Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêu thụ tối đa 3-4 gam chiết xuất gừng mỗi ngày. Nếu bạn đang mang thai, đừng tiêu thụ quá 1 gam chiết xuất gừng mỗi ngày. Gừng không được khuyến khích cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách làm nước gừng

Gừng tươi là nguồn tốt nhất để tự làm nước gừng. Rất nhiều sản phẩm có chứa gừng hoặc hương gừng nhân tạo, nhưng bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất từ nước gừng do bạn tự pha. 

Bạn có thể giữ lại vỏ gừng khi pha nước uống vì nhiều chất dinh dưỡng nằm ngay ở phần vỏ. Việc sử dụng nhiều hay ít nước hoặc gừng tùy thuộc vào việc bạn muốn nước gừng đậm đặc hay nhạt.

Pha nước gừng vớt mật ong sẽ giúp tăng thêm hương vị. (Ảnh minh họa)

Pha nước gừng vớt mật ong sẽ giúp tăng thêm hương vị. (Ảnh minh họa)

Sau đây là cách làm nước gừng, và với tỷ lệ này sẽ tương đương với 1 gam chiết xuất gừng.

Bước 1: Rửa sạch phần củ gừng bạn sẽ sử dụng.

Bước 2: Dùng dụng cụ bào để bào 1/2 thìa gừng.

Bước 3: Đun sôi 4 cốc nước trên bếp.

Bước 4: Thêm gừng vào khi nước sôi.

Bước 5: Đổ nước gừng ra cốc và ngâm gừng trong nước trong 10 phút.

Bước 6: Lọc bỏ miếng gừng ra khỏi nước và uống khi ấm hoặc nguội tùy sở thích.

Nước gừng sẽ ngon hơn khi thêm một thìa cà phê mật ong hoặc nước cốt chanh, nhưng đừng quá lạm dụng. 

Người dân ở khu vực này sống lâu hơn người Nhật nhờ ăn gừng và một thứ người Việt ai cũng vứt đi
Người Hồng Kông có thói quen sử dụng 2 thứ là trần bì và gừng, nhờ đó giúp họ trẻ hóa lại mạch máu, cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Sống thọ

Theo MINH THÙY (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm tốt cho sức khỏe