Hoàng đế Đồng Trị (Trung Quốc) là ông vua bị "nghiện" gái lầu xanh. Ba ngàn giai nhân trong cung cũng chưa đủ để thỏa mãn lòng dục của một người đàn ông.
Đồng Trị (1856-1875) tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần. Ông là Hoàng trưởng tử, cũng là hoàng tử duy nhất của Hàm Phong đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị (sau này là Từ Hi Thái hậu).
Ảnh minh họa.
Vì Đồng Trị lên ngôi khi còn quá bé nên mẹ đẻ ông là Từ Hy Thái hậu đã lợi dụng cơ hội mà "buông rèm nhiếp chính" và giành hết mọi quyền lực vào tay mình, lấn lướt Từ An Thái hậu vốn nổi tiếng hiền lành.
Có lẽ vì thế mà Đồng Trị ngày càng thân thiết với Từ An Thái hậu hơn. Thậm chí là nghe lời Từ An Thái hậu, chọn A Lỗ Đặc làm Hoàng hậu mà không chọn người mà mẹ mình là Từ Hi Thái Hậu đã nhắm. Từ đây mâu thuẫn nảy sinh. Sự chia rẽ của Từ Hy Thái hậu đối với tình cảm của Đồng Trị và A Lỗ Đắc khiến Đồng Trị phẫn uất và chán ghét bà hơn.
Đã có lúc Đồng Trị bực tức, ôm chăn ra Cung Càn Thanh ngủ một mình. Thấy Đồng Trị ngày ngày chán chường, đau khổ, bọn hoạn quan đã nhân cơ hội dụ dỗ rồi đưa vị Hoàng đế trẻ của mình bí mật ra khỏi cung tìm đến chốn lầu xanh kỹ viện trong kinh thành để ăn chơi. Sử nhà Thanh còn chép rõ, có nhiều lần Đồng Trị đi chơi qua đêm không kịp về buổi chầu sớm. Từ Hy Thái hậu trách mắng nhưng chỉ hai hôm sau, mọi chuyện lại “đâu vào đấy”.
Do ăn chơi sa đọa Đồng Trị nhanh chóng suy sụp. Mới 20 tuổi nhưng sức khỏe Đồng Trị đã rất suy nhược, phần dưới cơ thể liên tục bị sưng tấy. Tuy nhiên, Đồng Trị chẳng thèm quan tâm, tặc lưỡi rồi tiếp tục với những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng của mình.
Cho tới ngày 21/10 năm Đồng Trị thứ 13, tức năm 1874, khi tới vườn Tây Uyển, Đồng Trị bị gió lạnh và phát bệnh lạ. Ban đầu cơ thể chỉ hơi cảm thấy mệt mỏi, khó ở, tuy nhiên, sang ngày hôm sau, bệnh tình ngày một nặng thêm, nằm liệt trên giường không dậy nổi. Các thái y trong cung được huy động toàn bộ, chẩn đoán bệnh tập thể, tuy nhiên, mỗi người lại nói một phách, chẳng ai đưa ra kết luận cuối cùng. Trong khi đó, bệnh tình của Đồng Trị ngày một xấu thêm, các thái y trong cung buộc phải phân nhau túc trực phòng khi trường hợp cần kíp.
Mười ngày sau đó, bệnh tình Đồng Trị bỗng nhiên nặng thêm thấy rõ, tay chân không còn sức lực, toàn thân mềm nhũn, sốt cao, trên người xuất hiện rất nhiều các đốm màu đỏ. Thái hậu Từ Hy nghe tin giật mình, nghĩ đó là bệnh đậu mùa. Các thái y trong cung không dám nói rõ, tuy nhiên, ai cũng biết rằng căn bệnh mà Đồng Trị mắc phải còn đáng sợ hơn bệnh đậu mùa gấp nhiều lần: đó là bệnh giang mai.
Khi phát hiện ra Đồng Trị mắc bệnh giang mai, các thái y đã vô cùng lo lắng. Đây không chỉ là nỗi xấu hổ nhục nhã của một triều đại mà còn chứng bệnh nan y khó trị. Khi Từ Hy Thái hậu biết chuyện, bà đã quyết định che giấu bằng cách tuyên bố Đồng Trị bị bệnh đậu mùa và ra lệnh cho các thái y chữa trị cho con trai bằng các phương thuốc của bệnh đậu mùa.
Vì không được chữa đúng bệnh nên sức khỏe của Đồng Trị ngày càng chuyển biến xấu hơn. Các vết sưng đỏ trên cơ thể ông bắt đầu mưng mủ, hôi thối vô cùng. Vết thối rữa dần dần lan khắp người Đồng Trị, từ lưng bụng sang đến tay chân. Tuy nhiên vì mệnh lệnh của thái hậu, không ai được chữa bệnh giang mai cho Đồng Trị mà vẫn phải giả vờ ông mắc bệnh đậu mùa và dùng các phương thuốc dành cho bệnh đậu mùa.
Bệnh nặng lại không có người chăm sóc, vào ngày 05/12/1874, Đồng Trị đã chết trong sự đau đớn và uất hận khi mới tròn 20 tuổi.
Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh này gây nên do xoắn khuẩn Treponema pallidum. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.
Phòng chống bệnh giang mai cần:
Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng.
Thực hiện hành vi tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su).