Món thời bao cấp ăn "cứu đói", nay thành đặc sản khoái khẩu có hương vị lạ với người thành phố, 90.000 đồng/kg

Phú Nguyễn - Ngày 16/11/2024 16:40 PM (GMT+7)

Từ món ăn "cứu đói" của người dân Phú Thọ, giờ đây bánh sắn trở thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi. 

Khi cuộc sống đủ đầy, đa dạng các món ngon, thì con người lại có xu hướng tìm về những món ăn xưa cũ, trong đó có thể kể tới bánh sắn Phú Thọ. 

Người dân Phú Thọ cũng không biết bánh sắn xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng, cái thời còn khó khăn, cơm gạo là thứ xa xỉ, còn khoai sắn thì nhiều nên đó được coi là lương thực cứu đói. 

Bánh sắn từng gắn với những ngày nghèo khó của người dân Phú Thọ

Bánh sắn từng gắn với những ngày nghèo khó của người dân Phú Thọ

Hồi đó, người dân thái củ sắn thành những miếng mỏng, phơi khô rồi nghiền hay giã ra lấy bột, lọc bỏ xơ để làm bánh. Bánh sắn ngày ấy không có nhân, người dân lấy đũa chọc một lỗ thủng ở giữa, cho bánh nhanh chín đều. Đó là lý do người dân còn gọi vui là bánh sắn "nhân đũa".

Về hình thức, bánh sắn không có gì nổi bật. Bánh được bọc trong lớp lá chuối mỏng, khi chưa hấp có màu trắng tinh, hấp lên thì có màu trắng đục, trong. Bánh không đóng cầu kỳ hay hình thức hấp dẫn, thế nhưng khi ăn thử, vị của bánh khiến người ta nhớ mãi. Bánh dẻo, dai, bùi bùi, đậm vị sắn.

"Mình còn nhớ hồi đó, các món từ sắn như xôi sắn, chè sắn, canh sắn, bánh sắn... là món ăn quen thuộc. Cứ mỗi khi bà hay mẹ làm bánh sắn là mấy chị em tôi xúm lại giúp, rồi chờ bánh chín. Bánh sắn ăn khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. 

Làm bánh sắn không khó, nhưng người làm phải khéo léo dàn đều bột để bánh không bị rách vỏ khi gặp nhiệt độ cao", bạn Nga (ở Thanh Thuỷ, Phú Thọ) kể. 

Hiện nay bắn sắn được nâng tầm, bên trong có nhân thịt

Hiện nay bắn sắn được nâng tầm, bên trong có nhân thịt 

Ngày nay, bánh sắn Phú Thọ được biến tấu thành đặc sản nổi tiếng, bên trong có các loại nhân khác nhau, gồm bánh sắn ngọt và bánh sắn mặn. Bánh sắn ngọt có nhân đậu xanh dừa, nhân đậu đen, đậu đỏ, nhân chuối, nhân lạc vừng.  Bánh sắn mặn thường là sự kết hợp của thịt, hành, mộc nhĩ băm nhỏ, thơm ngon, béo ngậy, vị rất đặc trưng.

Với người dân Phú Thọ, bánh sắn gắn liền với ký ức tuổi thơ, còn với người thành phố, bánh sắn trở thành món ăn vặt lạ miệng và hương vị thơm ngon.

Những năm gần đây, trên chợ mạng có nhiều địa chỉ rao bán bánh sắn với giá 60.000 đồng/chục. Nếu tính theo cân sẽ có giá khoảng 90.000 đồng/kg. Bánh sống có thể bảo quản ngăn đá được cả tháng. Khi ăn chỉ cần mang lên nồi hấp là có thể ăn được luôn. Món bánh này phù hợp để ăn sáng hoặc ăn vặt vào buổi chiều. 

Món thời bao cấp ăn amp;#34;cứu đóiamp;#34;, nay thành đặc sản khoái khẩu có hương vị lạ với người thành phố, 90.000 đồng/kg - 3

Chị Linh (người bán các loại bánh dân dã ở chợ chung cư tại Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi thường lấy bánh mỗi tuần một lần. Hiện nay các cơ sở làm bánh đều có cách đóng gói hút chân phục vụ việc ship bánh tới nhiều địa phương, tỉnh thành ở xa. Bánh hút chân không, để ngăn đá có thể để được lâu mà vẫn giữ được mùi vị, hương thơm của bánh. Có những người đặt cả trăm chiếc để làm quà cho người thân, hoặc để tiếp khách khi nhà có cỗ. Bánh sắn có vị cuốn lạ thường, hơn nữa lại lành, cả người già, trẻ nhỏ đều ăn được".

Cây dại mọc ven đường có tên vô cùng lạ, nay bán 60.000 đồng/kg thành đặc sản ở thành phố, hương vị đặc biệt
Thứ rau dại này có hương vị lạ, được người thành phố tìm mua về đổi bữa cho gia đình. Trên chợ mạng, chúng được bán với giá khoảng 60.000 đồng/kg. 

Đặc sản 4 phương

Theo Phú Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (16/11), giá vàng nhẫn quay đầu tăng, có thương hiệu mức tăng cao nhất hơn nửa triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng SJC vẫn...

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương